Toàn bộ bảng lương mới giáo viên từ 01/7/2024 bỏ lương cơ sở thay thế bằng mức lương thế nào?
Toàn bộ bảng lương mới giáo viên từ 01/7/2024 bỏ lương cơ sở thay thế bằng mức lương thế nào?
>> Xem thêm: Toàn bộ 5 bảng lương mới tăng 7% từ 01/7/2024
Hiện nay lương của giáo viên được tính bằng công thức:
Lương giáo viên = Lương cơ sở x Hệ số lương
Lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (Theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Theo hướng dẫn tại 04 Thông tư của Bộ GD&ĐT gồm Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT thì hệ số lương giáo viên các cấp hiện nay như sau:
Giáo viên | Hệ số lương |
Giáo viên mầm non | - Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89; - Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38. |
Giáo viên tiểu học | - Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; - Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. |
Giáo viên trung học cơ sở | - Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; - Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78. |
Giáo viên trung học phổ thông | - Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38; - Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. |
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì lương giáo viên sẽ không còn áp dụng lương cơ sở nhân hệ sô lương hiện nay mà thay vào đó sẽ xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Toàn bộ bảng lương mới giáo viên từ 01/7/2024 bỏ lương cơ sở thay thế bằng mức lương thế nào? (Hình từ internet)
Cách tính lương giáo viên 2024 trước, sau cải cách tiền lương 2024?
Cách tính lương giáo viên trước khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024:
Lương của giáo viên các cấp trước khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được tính theo công thức:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng - Mức đóng các loại bảo hiểm |
Trong đó, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Hệ số lương của giáo viên được quy định cụ thể tại 04 Thông tư của Bộ GD&ĐT 01, 02, 03, 04 năm 2021 và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
Cách tính lương giáo viên từ 1/7/2024 sau khi cải cách tiền lương:
Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung liên quan đến cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 từ ngày 01/7/2024.
Khi thực hiện cải cách tiền lương đối với giáo viên từ 1/7/2024, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Do đó, giáo viên sẽ được thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp.
Trong đó, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Nghĩa là lương giáo viên = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%) (nếu có) |
Đồng thời theo Nghị quyết 27 thì bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp) (nếu có)
Như vậy, so với trước khi cải cách tiền lương thì cách tính lương giáo viên đã có sự thay đổi từ 1/7/2024.
Bảng lương giáo viên cao nhất vượt 12,2 triệu đồng từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương đúng không?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương thì giáo viên chức được xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của viên chức giáo viên được tính như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, chi tiết bảng lương giáo viên hiện nay áp dụng đến 30/6/2024 như sau:
(1) Lương giáo viên mầm non:
(2) Lương giáo viên tiểu học:
(3) Lương giáo viên THCS
(4) Lương giáo viên THPT
Theo đó, mức lương giáo viên cao nhất hiện nay là 12.204.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Mới đây, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Mặc dù trong 3 năm qua, chúng ta chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%. Con số này tuy không phải là vượt bậc, nhưng cũng là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.
Như vậy, dự kiến từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương thì tiền lương giáo viên sẽ tăng. Do đó, bảng lương giáo viên dự kiến mức cao nhất sẽ vượt 12,2 triệu đồng.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng:
Xem toàn bộ văn bản cải cách tiền lương đang áp dụng:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?