Tổ chức thúc đẩy kinh doanh bền vững và doanh nghiệp kinh doanh bền vững có trách nhiệm thực hiện Chương trình 167 ra sao?
- Tổ chức thúc đẩy kinh doanh bền vững và doanh nghiệp kinh doanh bền vững có trách nhiệm thực hiện Chương trình 167 ra sao?
- Doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hiểu như thế nào?
- Tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững bao gồm những đối tượng nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ ra sao?
Tổ chức thúc đẩy kinh doanh bền vững và doanh nghiệp kinh doanh bền vững có trách nhiệm thực hiện Chương trình 167 ra sao?
Chương trình 167 được hiểu theo Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT là “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025” quy định tại Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT thì tổ chức thúc đẩy kinh doanh bền vững thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định tại khoản 4 mục IV Chương trình 167 và các quy định sau:
- Các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững tại điểm a, b khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT triển khai các hoạt động của Chương trình 167 theo quy định tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT và trên cơ sở kế hoạch, dự toán được duyệt.
- Các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững tại điểm c khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT chủ động huy động nguồn đóng góp, tài trợ để triển khai các hoạt động của Chương trình 167 do tổ chức mình chủ trì thực hiện, đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc quy định tại Điều 3 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT; tham gia triển khai các hoạt động của Chương trình 167 do các tổ chức tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT chủ trì thực hiện trên cơ sở được lựa chọn theo quy định của pháp luật đấu thầu.
Các doanh nghiệp kinh doanh bền vững thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 5 mục IV Chương trình 167, cụ thể:
- Cung cấp thông tin, tài liệu về doanh nghiệp kịp thời, đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
- Tuân thủ đúng quy định của Chương trình và các văn bản hướng dẫn; thực hiện đúng cam kết với cơ quan, tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững.
- Bố trí nguồn lực đối ứng để tiếp nhận, phối hợp và tổ chức thực hiện hiệu quả nguồn lực hỗ trợ.
Tổ chức thúc đẩy kinh doanh bền vững và doanh nghiệp kinh doanh bền vững có trách nhiệm thực hiện Chương trình 167 ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT có thể hiểu:
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững hay doanh nghiệp khu vực tư nhân thực hiện kinh doanh bền vững là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nhưng không bao gồm doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b Điều 23 Luật Đầu tư 2020; và áp dụng một trong các mô hình kinh doanh bền vững quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT.
Tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT thì tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục I của Chương trình 167, bao gồm:
(1) Cơ quan, đơn vị, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc các cơ quan, đơn vị này;
(2) Tổ chức hiệp hội được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động của Chương trình 167 (sau đây gọi tắt là tổ chức hiệp hội) gồm các tổ chức chính trị - xã hội, hội có tính chất đặc thù quy định tại Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù, được ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc hỗ trợ để triển khai nhiệm vụ theo quy định hiện hành và có chức năng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp;
(3) Viện nghiên cứu, trường đại học, đơn vị sự nghiệp không thuộc điểm a, b khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT; doanh nghiệp; tổ chức khác có tư cách pháp nhân không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT.
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2022 thì doanh nghiệp được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ các nội dung sau:
- Hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bao gồm cả hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; nhân sự; tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững.
- Hỗ trợ công nghệ bao gồm: tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; tư vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi số.
- Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững.
- Hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư.
- Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp: hỗ trợ đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế; hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung tại điểm a khoản này theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định pháp luật luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 27/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
- Sự kiện bồi thường là gì? Có thể điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng tăng lên khi có sự kiện bồi thường không?
- Trẻ dưới 06 tuổi khi cấp thẻ Căn cước có phải tiến hành thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học không?
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?