Tổ chức đảng không kiểm tra việc thực hiện chủ trương của Đảng thì có bị xem là vi phạm về ban hành, thực hiện chủ trương của Đảng không?

Cho hỏi tổ chức đảng không kiểm tra việc thực hiện chủ trương của Đảng thì có bị xem là vi phạm về ban hành, thực hiện chủ trương của Đảng không? Câu hỏi của chị Yến đến từ Huế.

Tổ chức đảng không kiểm tra việc thực hiện chủ trương của Đảng thì có bị xem là vi phạm về ban hành, thực hiện chủ trương của Đảng không?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 05/HĐ-UBKTTW năm 2022 có nội dung hướng dẫn như sau:

2. Vi phạm việc ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước (Điều 9)
2.1. Không cụ thể hóa việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác, chức năng, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị thành kế hoạch, chương trình hành động và các văn bản chỉ đạo theo quy định.
2.2. Không phân công rõ nhiệm vụ cho tổ chức và cá nhân để triển khai thực hiện; không tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện; không sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.

Theo như nội dung hướng dẫn nêu trên thì tổ chức đảng không tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng sẽ được xem là có hành vi vi phạm về ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức đảng không kiểm tra việc thực hiện chủ trương của Đảng thì có bị xem là vi phạm về ban hành, thực hiện chủ trương của Đảng không?

Tổ chức đảng không kiểm tra việc thực hiện chủ trương của Đảng thì có bị xem là vi phạm về ban hành, thực hiện chủ trương của Đảng không? (Hình từ Internet)

Tổ chức đảng có hành vi vi phạm về ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng thì sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Căn cứ vào Điều 9 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:

Vi phạm việc ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước
1. Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
a) Thực hiện không đúng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
b) Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, của cấp mình, pháp luật của Nhà nước.
c) Bao che, không xử lý hoặc xử lý không đúng hành vi vi phạm đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên có vi phạm trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc của cấp ủy cấp trên.
2. Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Không thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Có trách nhiệm nhưng không ban hành chương trình hành động hoặc kế hoạch triển khai thực hiện chủ trương, quy định của Đảng theo quy định.
c) Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoặc thảo luận dẫn đến ban hành văn bản có nội dung trái với chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc của cấp trên.
d) Chỉ đạo, ban hành thể chế, cơ chế, chính sách có nội dung trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
đ) Quá trình tổ chức thực hiện có quyết định trái chủ trương, quy định của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.
3. Kỷ luật bằng hình thức giải tán trong trường hợp không ban hành, không tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Theo như quy định trên thì tổ chức đảng thực hiện hành vi vi phạm việc ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo và giải tán tổ chức đảng.

Theo đó, căn cứ vào hành vi vi phạm của tổ chức đảng thuộc trường hợp nào để xác định hình thức xử lý kỷ luật phù hợp theo quy định nêu trên.

Tổ chức đảng vi phạm về ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng thực hiện hành vi nào thì được xem là có tình tiết tăng nặng xử lý kỷ luật?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 thì những tình tiết sau đây sẽ được xem là tình tiết tăng nặng xử lý kỷ luật tổ chức đảng:

- Không kịp thời khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, vi phạm theo kết luận của tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền; không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm.

- Trù dập người đấu tranh, tố cáo, làm chứng, cung cấp chứng cứ vi phạm; đối phó, cản trở, gây khó khăn, trở ngại quá trình thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm; bao che, che giấu vi phạm.

- Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; đe dọa, ép buộc không để người khác cung cấp chứng cứ, tài liệu; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, tiêu hủy tài liệu và chứng cứ liên quan đến vi phạm; lập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ giả để đối phó.

- Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh để trục lợi.

- Vi phạm từ lần 2 trở lên, có tính hệ thống hoặc đã bị kỷ luật nhưng tiếp tục vi phạm; cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian xem xét xử lý, khắc phục, làm cho tình hình tổ chức, cơ quan, đơn vị ngày càng phức tạp.

- Biết mà không ngăn chặn hoặc để cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức mình trực tiếp quản lý xảy ra tham nhũng, tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy, tổ chức đảng vi phạm về ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng mà có thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì sẽ bị tăng nặng xử lý kỷ luật.

Hướng dẫn 05/HD-UBKTTW năm 2022 có hiệu lực từ ngày 22/11/2022.

Tổ chức Đảng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyết định 165-QĐ/TW về quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền BCHTW Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư như thế nào?
Pháp luật
Quyết định 164-QĐ/TW về quy trình giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý?
Pháp luật
Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm? Hình thức kỷ luật Đảng viên là gì?
Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện việc kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng viên và tổ chức Đảng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng là như thế nào? Cấp ủy các cấp thực hiện kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Văn bản trong cơ quan, tổ chức đảng thì con dấu được đóng ở vị trí nào so với chữ ký của người có thẩm quyền?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam? Số lượng ủy viên công tác trong Đảng bộ Quân đội là bao nhiêu?
Pháp luật
Đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có phải thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú không?
Pháp luật
Tổ chức đảng và đảng viên được khen thưởng khi đạt được những thành tích gì? Có các hình thức khen thưởng nào đối với đảng viên?
Pháp luật
Nghị quyết của cơ quan lãnh đạo Đảng được thông qua khi có bao nhiêu số thành viên tán thành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức Đảng
954 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức Đảng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào