Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985:1999 về âm học, mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc như thế nào?

Tôi muốn hỏi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985:1999 về âm học, mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc như thế nào? - câu hỏi của chị M.K (Quảng Nam)

Phạm vi và lĩnh vực áp dụng, tài liệu trích dẫn tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985:1999 về âm học, mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc như thế nào?

Tại Mục 1,2 TCVN 3985:1999 có nêu rõ phạm vi và lĩnh vực áp dụng, tài liệu trích dẫn như sau:

Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

- Tiêu chuẩn này quy định mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc chịu ảnh hưởng của tiếng ồn trong các cơ sở sản xuất và cơ quan.

- Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mức ồn phát sinh trong quá trình làm việc do các loại máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất phát ra tác động đến người lao động.

Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 3150- 79. Phương pháp đo tiếng ồn tại chỗ làm việc trong các gian sản xuất

TCVN 5964-1995. Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. Các đại lượng và phương pháp đo chính. TCVN 6399:1998. Âm học. Mô tả tiếng ồn môi trường. Cách lấy dữ liệu thích hợp để sử dụng vùng đất.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985:1999 về âm học, mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc như thế nào?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985:1999 về âm học, mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc như thế nào? (Hình từ Internet)

Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc là bao nhiêu?

Tại Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985:1999 về âm học mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc có nêu rõ mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc như sau:

(1) Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương (sau đây gọi là mức âm) tại mọi vị trí làm việc, trong suốt ca lao động (8 giờ), đo theo đặc tính A, không được vượt quá 85dBA, mức cực đại không được vượt quá 115 dBA.

(2) Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá:

4 giờ, mức âm cho phép là 90 dBA;

2 giờ, mức âm cho phép là 95 dBA;

1 giờ, mức âm cho phép là 100 dBA;

30 phút, mức âm cho phép là 105 dBA;

15 phút, mức âm cho phép là 110 dBA;

và mức cực đại không quá 115 dBA;

thời gian làm việc còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với mức âm dưới 80 dBA.

(3) Mức âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5 dBA so với các giá trị nêu trong (1), (2)

(4) Để đảm bảo điều kiện làm việc nên tham khảo mức âm nêu trong bảng mức áp suất âm tại một số vị trí làm việc và Các biện pháp chống ồn

Bảng mức áp suất âm tại một số vị trí làm việc như sau:

Đo mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục B Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985:1999 về âm học mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc có nêu rõ phương pháp đo mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc tham khảo như sau:

B.1 Thiết bị đo: Sử dụng loại thiết bị đo xác định được mức áp suất âm tương đương Leq và có thể phân tích được mức âm theo các dải tần số 1 ốcta từ 63 - 8000 Hz.

B.2 Vị trí đo: Tại các vị trí làm việc, micrô để ngang tầm tai công nhân , hướng về nguồn ồn và cách người đo ít nhất 0,5 m .

B.3 Phương pháp đo và tính

B.3.1 Mức áp suất âm tương đương LAeq,T , có thể thực hiện một trong hai cách sau:

- Đặt máy đo ở chế độ ( mode ) đo mức áp suất âm tương đương ( Leq ) và đo liên tục trong 8 giờ theo công thức:

- Dựa trên việc đo các mức ồn khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định xác định mức áp suất âm tương đương tổng LAeq,T , dBA trong 1 ca được tính theo công thức:

trong đó:

• LiA là mức áp suất âm ∆LiAeq là mức áp suất âm tương đương trong khoảng thời gian ti [ giờ]

• ∆ LiAeq là phần hiệu chỉnh ∆ LiAeq cho mỗi mức áp suất âm LiA hoặc mức áp suất âm tương đương LiAeq đã xác định trong khoảng thời gian ti [giờ] theo bảng sau:

• Cộng từng phần hiệu chỉnh vừa tìm được với mức áp suất âm LiA hoặc mức áp suất âm tương đương tương ứng LiAeq , xác định các giá trị ( LiAeq + ∆ LiAeq ), [dBA]

Thí dụ: Cách xác định mức áp suất âm tương đương trong ca làm việc của một tổng các mức áp suất âm tương đương.

Giả sử :

Các mức áp suất âm tương đương đo được ở các vị trí làm việc của một công nhân trong 1 ca làm việc là :

L1Aeq = 100 dBA trong 1/4 giờ của ca làm việc

L2Aeq = 94 dBA trong 1/2 giờ của ca làm việc

L3Aeq = 75 dBA trong thời gian còn lại

Xác định mức áp suất âm tương đương trong ca làm việc.

Trình tự tính toán sẽ như sau :

2. Xác định phần hiệu chỉnh theo bảng trên:

∆ L1A = - 15 dBA

∆ L2A = - 12 dBA

∆ L3A = - 0,5 dBA

( Khi lấy các giá trị phần hiệu chỉnh theo bảng ứng với thời gian tương ứng ti , nếu trong bảng không có đúng giá trị ti cần tìm có thể lấy giá trị gần đúng của ti - như chọn thời gian gần nhất có trong bảng hay giá trị trung bình )

3. Tính các giá trị ( LiA + ∆ LiA ) , dBA

L1A + ∆ L1A = 100 + ( - 15 ) = 85 dBA

L2A + ∆ L2A = 94 +( - 12 ) = 82 -

L3A + ∆ L3A = 75 + ( - 0,5 ) = 74,5 -

4. Xác định mức áp suất âm tương đương trong ca làm việc LAeq,T, dBA theo công thức:

Như vậy công nhân này làm việc với mức áp suất âm tương đương lớn hơn giới hạn cho phép (85 dBA).

B.3.2 Mức áp suất âm tương đương ốcta Leq ở các dải 1 ốcta có tần số trung tâm là 63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000, 8000 Hz.

Các biện pháp chống ồn tại các vị trí làm việc như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục C Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985:1999 về âm học mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc có nêu rõ các biện pháp chống ồn tại các vị trí làm việc như sau:

Cách 1 Trong khi thiết kế các máy mới, thiết lập quy trình công nghệ mới, thiết kế sản xuất và vận hành các loại thiết bị cũng như trong quá trình tổ chức các vị trí làm việc (đặc biệt là đối với những cơ sở mới xây dựng) cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm tiếng ồn tại các vị trí làm việc để không vượt quá mức cho phép, ví dụ như:

• Biện pháp kỹ thuật: thiết kế công nghiệp, cách ly, cô lập nguồn ồn, sử dụng quy trình công nghệ có mức ồn thấp, các thiết bị sản xuất có công suất âm thấp.

• Biện pháp âm học xây dựng; Ví dụ: dùng vật cách âm, vật liệu hút âm.

• Sử dụng điều khiển từ xa, tự động hoá;

• Chế độ lao động và nghỉ ngơi thích hợp, giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.

Cách 2: Những người làm việc trong vùng có tiếng ồn cao hơn 85 dBA hoăc thời gian tiếp xúc với tiếng ồn vượt quá quy định trong mục 3.1 TCVN 3985:1999 phải được cung cấp và phải mang dụng cụ phòng hộ lao động cá nhân như nút tai chống ồn, bịt tai chống ồn và phải được tổ chức khám điếc nghề nghiệp định kỳ hàng năm.

Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
4,192 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào