Tiêu chuẩn và điều kiện thăng hạng Quản lý dự án đường sắt hạng 3 được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn và điều kiện đăng ký dự thi, xét thăng hạng Quản lý dự án đường sắt hạng 3 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT, tiêu chuẩn và điều kiện đăng ký dự thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 3 bao gồm:
- Có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP;
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 4 hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 4 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 4 và tương đương đạt tối thiểu một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: Đã tham gia quản lý dự án của 01 dự án nhóm C cùng loại;
+ Đã chủ trì thiết kế hoặc thẩm định hoặc thẩm tra thiết của 02 công trình cấp 3;
+ Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của 01 dự án nhóm C hoặc 01 công trình cấp 3;
+ Đã tham gia quản lý dự án của 01 dự án đầu tư xây dựng nhóm C và có một trong bốn chứng chỉ hành nghề: quản lý dự án hạng 3, thiết kế xây dựng hạng 3, giám sát thi công xây dựng hạng 3, định giá xây dựng hạng 3.
Như vậy, khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên thì viên chức sẽ được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 3.
Tiêu chuẩn và điều kiện thăng hạng Quản lý dự án đường sắt hạng 3 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quản lý dự án đường sắt hạng 3 thực hiện những công việc gì?
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT, Quản lý dự án đường sắt hạng 3 thực hiện những công việc sau:
(1) Tham gia biên soạn, hệ thống hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các nghiệp vụ quy định về chuyên ngành quản lý dự án đường sắt;
(20 Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các công việc có liên quan;
(3) Tham gia thực hiện các công việc về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt theo quy định trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
(4) Tham gia xây dựng, thẩm định đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở trở lên trong quản lý dự án đầu tư xây dựng;
(5) Tham gia nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng đường sắt;
(6) Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong nước và nước ngoài;
(7) Tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường sắt; tham gia tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý dự án đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
Việc xếp lương đối với Quản lý dự án đường sắt hạng 3 được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT, việc xếp lương đối với Quản lý dự án đường sắt hạng 3 phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 49/2022/TT-BGTVT.
Theo đó, khoản 2 Điều 9 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT có quy định cụ thể như sau:
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt
...
2. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) được ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Dựa vào điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT nêu trên thì Quản lý dự án đường sắt hạng 3 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Thông tư 49/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?