Tiêu chuẩn sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên mầm non như thế nào?
Giáo viên mầm non có cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay không?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên mầm non hạng 3 như sau:
Giáo viên mầm non hạng III - Mã số V.07.02.26
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên mầm non hạng 2 như sau:
Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.
Và theo quy định khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Giáo viên mầm non hạng 1 như sau:
Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I.
Như vậy, giáo viên mầm non không bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Tiêu chuẩn sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên mầm non như thế nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên mầm non có tiêu chuẩn sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên mầm non như sau:
- Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em
+ Mức đạt: Sử dụng được các từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh); hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số;
+ Mức khá: Trao đổi thông tin đơn giản bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) với nội dung liên quan đến hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc giao tiếp thành thạo bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số;
+ Mức tốt: Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
+ Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản trong chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp;
+ Mức khá: Xây dựng được một số bài giảng điện tử; sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em;
+ Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp.
Theo đó, giáo viên mầm non không bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ,nhưng phải đảm bảo sử dụng được các từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp bằng một ngoại ngữ hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số. Và sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản trong chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp.
Tiêu chuẩn phẩm chất nhà giáo của giáo viên mầm non như thế nào?
Tại Điều 4 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn phẩm chất nhà giáo của giáo viên mầm non như sau:
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
1. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
b) Mức khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.
2. Tiêu chí 2. Phong cách làm việc
a) Mức đạt: Có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non;
b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ em;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.
Căn cứ quy định trên, giáo viên mầm non cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?