Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13566-1:2022 về quy định chung vật liệu trong ứng dụng đường sắt, đường ray như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13566-1:2022 về quy định chung vật liệu trong ứng dụng đường sắt, đường ray như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13566-1:2022 về quy định chung vật liệu trong ứng dụng đường sắt, đường ray như thế nào?

Tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13566-1:2022 quy định chung về vật liệu trong ứng dụng đường sắt, đường ray như sau:

Tất cả các vật liệu phải tuân thủ tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn tương đương. Các vật liệu khác với vật liệu quy định dưới đây chỉ sử dụng khi được chấp thuận.

Phải hết sức lưu ý trong việc lựa chọn vật liệu nhằm đảm bảo độ bền của bê tông. Phải xem xét yêu cầu về khả năng chống đóng băng, hiện tượng rõ bề mặt và sức kháng mài mòn.

Trường hợp cốt liệu chứa nhiều loại silica dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường kiềm (Na2O và K2O có nguồn gốc từ xi măng hoặc các nguồn gốc khác) và khi bê tông tiếp xúc với điều kiện ẩm, phải có biện pháp phòng ngừa khi lựa chọn các thành phần. Các biện pháp phòng ngừa điển hình được nêu dưới đây. Các biện pháp phòng ngừa khác có thể bao gồm điều khoản có hiệu lực tại nơi sử dụng bê tông có xét đến kinh nghiệm lâu năm trước đây khi sử dụng kết hợp cụ thể xi măng và cốt liệu.

Phải cung cấp tài liệu bao gồm tất cả các biện pháp phòng ngừa về phản ứng silica kiềm được chấp thuận.

Các biện pháp phòng ngừa điển hình như sau:

+ Sử dụng xi măng có độ kiềm thấp với tổng hàm lượng kiềm, biểu diễn bằng Na2O tương đương, ít hơn hoặc bằng 0,6 %;

+ Khi có khuyến nghị, sử dụng các chất bổ sung được EN 206 hoặc tiêu chuẩn tương đương cho phép như một phần xi măng thay thế;

+ Chỉ sử dụng cốt liệu không phản ứng, thường xuyên được xác nhận bằng phân tích thạch học ngoài mỏ đá;

+ Tổng khối lượng kiềm phản ứng trong bê tông không quá 3,0 kg/m3 hoặc phù hợp với khuyến nghị nếu có.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13566-1:2022 về quy định chung vật liệu trong ứng dụng đường sắt, đường ray như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13566-1:2022 về quy định chung vật liệu trong ứng dụng đường sắt, đường ray như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Vật liệu xi măng và cốt liệu trong ứng dụng đường sắt, đường ray, tà vẹt và tấm đỡ bê tông ra sao?

Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13566-1:2022 quy định về xi măng trong ứng dụng đường sắt, đường ray, tà vẹt và tấm đỡ bê tông như sau:

- Nên sử dụng xi măng poóc lăng loại CEM I với cấp cường độ tối thiểu 42,5 tuân thủ EN 197-1 hoặc xi măng từ PC40 hoặc PCB40 trở lên tuân thủ TCVN 2682:2020 hoặc TCVN 6260:2020.

- Hàm lượng SO3 tối đa và quy trình bảo dưỡng phải tuân thủ Điều E.3 của Phụ lục E.

- Tổng hàm lượng kiềm biểu thị bằng Na2O tương đương phải tuân thủ khuyến nghị trừ khi có tiêu chuẩn quy định.

- Phải thu nhận chứng chỉ từ Nhà cung cấp xi măng, nêu chi tiết tính chất hóa học và vật lý của xi măng với tần suất đủ để tuân thủ kế hoạch chất lượng.

Ngoài ra, tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13566-1:2022 quy định về cốt liệu trong ứng dụng đường sắt, đường ray, tà vẹt và tấm đỡ bê tông như sau:

- Cốt liệu phải tuân thủ EN 12620 hoặc TCVN 7570:2006.

- Phải cung cấp các thông tin sau liên quan đến cốt liệu sẽ sử dụng:

(1) Đường cong cấp phối hạt;

(2) Phân tích thạch học bao gồm:

+ Tính nhạy cảm với phản ứng kiềm-silica và phản ứng kiềm-cacbonat;

+ Sự hiện diện các hạt dẫn đến khả năng chịu mài mòn kém;

(3) Phân tích hóa học bao gồm:

+ Hàm lượng clorua lớn nhất;

+ Hàm lượng sunfat lớn nhất;

+ Hàm lượng hữu cơ lớn nhất.

- Phải thực hiện phân tích thạch học ít nhất 2 năm một lần và mỗi lần thay đổi (bề mặt hoặc địa tầng mỏ đá) của nguồn vật liệu.

- Cốt liệu phi tự nhiên chỉ sử dụng khi được chấp thuận.

- Phải xác định kích thước tối đa của cốt liệu có tính đến lớp bê tông bảo vệ tối thiểu và khoảng cách cốt thép tối thiểu.

- Tính chất của cốt liệu mịn phải không cho phép sự mài mòn quá mức của cấu kiện bê tông, trên phần tiếp xúc với đá ba lát hoặc trên vị trí đặt ray

- Khi có thể cung cấp bằng chứng về nguồn gốc và chất lượng phù hợp của vật liệu, được phép sử dụng cốt liệu tái chế.

Quy định chung khi thử nghiệm sản phẩm như thế nào?

Tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13566-1:2022 quy định chung khi thử nghiệm sản phẩm như sau:

Phần này xác định chế độ thử nghiệm và quy tắc để nghiệm thu tà vẹt và tấm đỡ bê tông.

Sử dụng hai loại thử nghiệm:

- Thử nghiệm phê duyệt thiết kế: thử nghiệm trên tà vẹt hoặc tấm đỡ bê tông hoặc một phần của tà vẹt và tấm đỡ bê tông để chứng minh sự tuân thủ thiết kế. Được thực hiện trên tà vẹt hoặc tấm đỡ bê tông khi tuổi bê tông hơn 4 tuần;

- Thử nghiệm thường xuyên: thử nghiệm sản phẩm là một phần của quá trình kiểm soát chất lượng sản xuất.

Thử nghiệm uốn được xác định cho mỗi loại tà vẹt và tấm đỡ bê tông trong TCVN 13566-2:2022, TCVN 13566-3:2022TCVN 13566-4:2022, có thể khác nhau đối với loại thử nghiệm phê duyệt thiết kế và thử nghiệm thường xuyên.

Thực hiện quy trình thử nghiệm thường xuyên trên tà vẹt và tấm đỡ bê tông được chọn ngẫu nhiên từ dây chuyền sản xuất. Không cho phép chuẩn bị bổ sung để sản xuất bình thường. Thử nghiệm thường xuyên thường được đánh giá trên cơ sở thống kê xác định.

Trong một số mạng đường sắt, sử dụng tà vẹt của đường lồng và đường có thể chuyển đổi khổ đường.

Trong những trường hợp này, vẫn có thể sử dụng quy trình thử nghiệm trong phần này, nhưng phải đưa ra đánh giá về việc kết hợp các thử nghiệm đối với hai khổ đường.

Ứng dụng đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13566-1:2022 về quy định chung vật liệu trong ứng dụng đường sắt, đường ray như thế nào?
Pháp luật
Hệ thống truyền dẫn trong điều hành giao thông đường sắt là gì? Yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới các mối đe dọa đến một hệ thống truyền dẫn?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12090-1:2017 (EN 50121-1:2015) đối với Ứng dụng đường sắt về tương thích điện từ ra sao?
Pháp luật
Để sử dụng phần mềm thương mại phổ biến cho các hệ thống phòng vệ và điều khiển đường sắt thì cần xem xét đến những hạn chế nào?
Pháp luật
Khung giá chuyển hướng ứng dụng trong đường sắt là gì? Việc thẩm định khung giá chuyển hướng được thực hiện nhằm mục đích gì?
Pháp luật
TCVN 12701-2:2019 thiết bị gom điện để thu nhận dòng điện từ đường dây điện trên cao trên các phương tiện đường sắt đô thị và đường sắt nhẹ?
Pháp luật
Mục tiêu của bảo vệ chống trượt bánh xe khi sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt? Bộ giám sát thời gian bảo vệ chống trượt bánh xe?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng dụng đường sắt
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
41 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng dụng đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Ứng dụng đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào