Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 về đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?

Cụ thể, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 quy định phương pháp đánh giá trạng thái cháy ngược gió và tính lan truyền lửa của vật liệu phủ sàn lắp đặt theo phương ngang trong buồng thử nghiệm chịu tác động của một gradien thông lượng nhiệt bức xạ khi được bắt cháy bằng ngọn lửa mồi. Đánh giá sự sinh khói theo Phụ lục A khi có yêu cầu.

Phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại vật liệu phủ sàn như thảm dệt, nứa, gỗ, cao su, tấm phủ nhựa cũng như vật liệu phủ bề mặt. Các kết quả thu được từ phương pháp này phản ánh tính năng của vật liệu phủ sàn, bao gồm mọi vật liệu nền nếu có. Sự thay đổi của tấm lót, keo dán lên vật liệu nền, lớp lót hoặc mọi thay đổi của vật liệu phủ sàn có thể ảnh hưởng đến các kết quả thử nghiệm.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 áp dụng để đo và mô tả tính chất của vật liệu phủ sàn khi phản ứng với nhiệt và ngọn lửa dưới điều kiện được kiểm soát của phòng thí nghiệm. Không sử dụng riêng tiêu chuẩn này để mô tả hoặc đánh giá tính nguy hiểm cháy hoặc nguy cơ cháy của vật liệu phủ sàn trong điều kiện cháy thực tế.

Phụ lục B đưa ra thông tin về độ chụm của phương pháp thử.

Tại tiểu mục 5.7 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 quy định về đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ như sau:

Sử dụng đầu đốt ngọn lửa mồi để đốt cháy mẫu thử, đầu đốt có đường kính trong danh nghĩa 6 mm và đường kính ngoài danh nghĩa 10 mm, làm từ thép không gỉ với hai đường lỗ, một đường gồm 19 lỗ cách đều nhau với đường kính lỗ 0,7 mm được khoan xuyên tâm dọc theo đường tâm, và một đường gồm 16 lỗ cách đều nhau với đường kính lỗ 0,7 mm được khoan xuyên tâm, lệch 60° phía dưới đường tâm (Hình 7).

Khi vận hành, điều chỉnh lưu lượng khí propan ở mức (0,026 ± 0,002) l/s. Đặt đầu đốt ngọn lửa mồi sao cho ngọn lửa tạo ra từ đường lỗ dưới tác động lên mẫu thử với khoảng cách (10 ± 2) mm tính từ điểm 0 (xem Hình 8). Khi đầu đốt ngọn lửa mồi ở vị trí bắt cháy, nó phải cách cạnh trên của khay giữ mẫu 3 mm. Khi không thử nghiệm, đầu đốt có khả năng dịch chuyển ít nhất 50 mm ra xa điểm 0 của mẫu thử. Sử dụng khí propan thương mại có giá trị nhiệt lượng xấp xỉ 83 MJ/m3.

CHÚ THÍCH 1: Việc giữ các lỗ của đầu đốt thử nghiệm sạch sẽ là rất quan trọng. Loại bỏ các chất gây bẩn bề mặt bằng chổi quét sợi mềm. Để thông các lỗ dùng sợi Ni-Cr hoặc sợi thép không gỉ đường kính 0,5 mm.

CHÚ THÍCH 2: Khi lưu lượng khí propan được điều chỉnh phù hợp và đầu đốt ngọn lửa mồi ở vị trí thử nghiệm, chiều cao ngọn lửa mồi sẽ thay đổi từ xấp xỉ 60 mm đến xấp xỉ 120 mm ngang chiều rộng của đầu đốt (xem Hình 8).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ? (Hình ảnh Internet)

Hệ thống thoát khói được quy định ra sao?

Tại tiểu mục 5.8 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 quy định về hệ thống thoát khói như sau:

Hệ thống thoát khói2) được sử dụng để hút sản phẩm cháy, hệ thống này được kết nối đến ống xả khói và tách riêng khỏi ống thoát khói của thiết bị thử. Khi tấm bức xạ đốt bằng khí ở trạng thái tắt, đặt mẫu kiểm tra vào và đóng cửa thao tác, vận tốc không khí trong ống thoát khói là (2,5 ± 0,2) m/s.

Quy trình thử nghiệm chuẩn thực hiện như thế nào?

Tại tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 quy định về quy trình thử nghiệm chuẩn thực hiện như sau:

(1) Điều chỉnh lưu lượng không khí trong ống thoát khói phù hợp với 8.1.2. Rút mẫu kiểm tra và đóng cửa. Đánh lửa tấm bức xạ và để thiết bị thử nghiệm nóng ít nhất 1 h cho đến khi nhiệt độ của buồng thử ổn định.

(2) Đo nhiệt độ vật đen tuyệt đối của tấm bức xạ. Nhiệt độ vật đen tuyệt đối phải nằm trong khoảng ± 5 °C của nhiệt độ vật đen tuyệt đối đọc được trong khi hiệu chuẩn phù hợp với 8.1.6. Nhiệt độ buồng thử nằm trong khoảng ± 10 °C của nhiệt độ buồng thử đọc được trong khi hiệu chuẩn phù hợp với 8.1.6.

Nếu nhiệt độ vật đen tuyệt đối hoặc buồng thử nằm ngoài giới hạn đưa ra, điều chỉnh khí đốt/không khí đi vào tấm bức xạ. Để các bộ phận thiết bị thử nghiệm ổn định ít nhất 15 min trước khi đo lại nhiệt độ. Khi nhiệt độ nằm trong giới hạn đã nêu thì các thiết bị thí nghiệm sẵn sàng để sử dụng.

Nếu cần thiết, điều chỉnh hệ thống đo khói sao cho giá trị đầu ra của nó bằng 100 %. Đảm bảo hệ thống đo đã ổn định trước khi bắt đầu thử nghiệm. Nếu không đạt, tiếp tục điều chỉnh. Kiểm tra việc thổi không khí đến đèn và cả bộ phát hiện khói và điều chỉnh nếu cần thiết.

(3) Đưa mẫu thử gồm bất kỳ lớp lót và vật liệu nền vào khay giữ mẫu. Đặt kẹp thép ngang mặt sau của cụm mẫu thử và bắt các ốc chắc chắn hoặc sử dụng biện pháp cố định khác. Nếu cần thì vuốt đứng các hàng sợi của vật liệu phủ sàn dạng thảm bằng một máy hút bụi và đặt mẫu thử và khay giữ mẫu vào mâm trượt.

Bật lửa trên đầu đốt ngọn lửa mồi, giữ nó cách xa điểm 0 đã định của mẫu thử ít nhất 50 mm. Đẩy mâm trượt trên buồng thử và đóng ngay cửa lại. Đây là thời điểm bắt đầu thử nghiệm. Khởi động thiết bị ghi thời gian và thiết bị ghi.

Sau khi đốt nóng sơ bộ 2 min bằng đầu đốt ngọn lửa mồi cách điểm 0 của mẫu thử ít nhất 50 mm, đưa đầu đốt ngọn lửa mồi tiếp xúc với mẫu thử tại điểm cách 10 mm tính từ cạnh của khay giữ mẫu như quy định 5.5. Để đầu đốt ngọn lửa mồi tiếp xúc với mẫu thử trong 10 min, rồi rút đầu đốt này đến vị trí cách điểm 0 của mẫu thử ít nhất 50 mm. Tắt lửa trên đầu đốt ngọn lửa mồi. Trong suốt thử nghiệm giữ nguyên lưu lượng không khí và khí đốt đến tấm bức xạ.

(4) Cứ 10 min kể từ khi bắt đầu thử nghiệm và tại thời điểm ngọn lửa tàn, đo khoảng cách giữa mặt trước ngọn lửa và điểm 0 chính xác đến 10 mm. Quan sát và ghi mọi hiện tượng đặc trưng như ngọn lửa không ổn định, nóng chảy, phồng rộp, thời gian và vị trí vùng than hồng sau khi ngọn lửa tàn, hiện tượng ngọn lửa cháy xuyên qua vật liệu nền...

Ngoài ra, ghi lại thời gian khi ngọn lửa đạt tới mỗi vạch 50 mm và khoảng cách lan xa nhất đạt được ở thời điểm bất kỳ trong khi thử nghiệm, đo chính xác đến 10 mm.

Dừng thử nghiệm sau 30 min, trừ khi có yêu cầu khác từ khách hàng.

(5) Thực hiện đo khói như mô tả ở Phụ lục A nếu có yêu cầu.

(6) Thực hiện thử nghiệm trên hai mẫu thử phù hợp với 6.1, một mẫu được cắt theo một hướng và một mẫu khác vuông góc với hướng cắt của mẫu kia. Lưu ý xem mẫu nào trong hai mẫu có CHF và/hoặc giá trị HF-30 thấp hơn, tính theo Điều 9. Lặp lại thử nghiệm thêm hai mẫu nữa được cắt cùng hướng với hướng mẫu đó (xem 6.1)

(7) Không tiếp tục bắt đầu thử nghiệm tiếp theo cho đến khi nhiệt độ vật đen tuyệt đối và nhiệt độ buồng thử đảm bảo như quy định ở (2) Khay giữ mẫu phải ở nhiệt độ phòng trước khi gắn một mẫu thử mới.

Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
2 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào