Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016 quy định về các yêu cầu bổ sung đối với phép đo kích thước gỗ tròn?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016 quy định về các yêu cầu bổ sung đối với phép đo kích thước gỗ tròn?
- Các yêu cầu bổ sung đối với các phương pháp xác định thể tích gỗ tròn được quy định như thế nào tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016?
- Yêu cầu chung đối với phép đo kích thước và phương pháp xác định thể tích gỗ tròn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016 như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016 quy định về các yêu cầu bổ sung đối với phép đo kích thước gỗ tròn?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016 quy định các yêu cầu bổ sung đối với phép đo kích thước gỗ tròn như sau:
- Đường kính gỗ tròn, tính bằng centimet là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song với nhau và tiếp tuyến với hai mặt bên đối diện của gỗ tròn. Đường vuông góc đi qua tâm gỗ phải tạo thành một góc vuông với trục dọc của gỗ tròn. Kết quả phép đo đường kính gỗ tròn được làm tròn đến số nguyên. Do vậy, phần thập phân nhỏ hơn 0,5 cm được loại bỏ, phần thập phân bằng và lớn hơn 0,5 cm được làm tròn đến số nguyên tiếp theo.
Chú thích: Gỗ tròn có đường kính bằng và lớn hơn 14 cm có thể được đo theo số chẵn và được làm tròn đến số chẵn nguyên. Do vậy, loại bỏ phần thập phân của số nguyên lẻ nhỏ hơn, số lẻ nguyên và phần thập phân lớn hơn số lẻ sẽ được làm tròn lên số chẵn nguyên tiếp theo.
- Tùy theo phương pháp xác định thể tích gỗ tròn được áp dụng, phép đo được tiến hành như sau:
+ đo đường kính đầu ngọn của gỗ tròn: đo trực tiếp tại ngọn hoặc tại vị trí cách mặt cắt ngang đầu ngọn tương ứng một khoảng không lớn hơn 15 cm.
+ Đo đường kính đầu gốc của gỗ tròn: đo trực tiếp tại gốc hoặc tại vị trí cách mặt cắt ngang đầu gốc tương ứng một khoảng không lớn hơn 15 cm.
Chú thích: Nếu gỗ tròn sử dụng làm thanh chống, đường kính gốc được đo tại vị trí cách mặt cắt ngang tương ứng một khoảng 50 cm.
+ Đo đường kính giữa của gỗ tròn: tại trung điểm chiều dài gỗ tròn.
- Đường kính trung bình của gỗ tròn bằng trung bình cộng giá trị của hai đường kính vuông góc với nhau.
- Nếu tại vị trí đo đường kính có khuyết tật hoặc hư hỏng do va đập, đo hai đường kính vuông góc tại vị trí cách vị trí cũ một khoảng không vượt quá 15 cm.
- Nếu thực hiện hai lần đo đường kính, kết quả của mỗi một lần đo được làm tròn đến số nguyên, sau đó tính giá trị trung bình cộng hai lần đo đó và làm tròn theo quy tắc số học đến số nguyên.
- Chiều dài gỗ tròn được đo tính bằng mét là khoảng cách ngắn nhất giữa hai mặt cắt ngang của gỗ tròn và được làm tròn đến 0,01 m bỏ qua dung sai mặt cắt ngang.
- Chiều dài gỗ tròn được đo là khoảng cách ngắn nhất giữa hai mặt cắt ngang song song, và vuông góc với trục dọc của nó.
- Gỗ tròn cong nhiều chiều phải được chia thành các phần thẳng hoặc các phần chỉ cong một chiều, và phải đo riêng chiều dài mỗi một phần đó.
- Chiều dài của gỗ tròn đã cắt ngọn, hoặc gốc được đo từ tâm phần ngọn hoặc phần gốc đến mặt cắt ngang đối diện của gỗ tròn.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016 quy định về các yêu cầu bổ sung đối với phép đo kích thước gỗ tròn? (Hình từ Internet)
Các yêu cầu bổ sung đối với các phương pháp xác định thể tích gỗ tròn được quy định như thế nào tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016 quy định các yêu cầu bổ sung đối với các phương pháp xác định thể tích gỗ tròn như sau:
- Thể tích gỗ tròn tính bằng mét khối và được xác định bằng cách nhân diện tích mặt cắt ngang gỗ tròn với chiều dài danh nghĩa tương ứng.
- Khi sử dụng phương pháp xác định thể tích gỗ tròn theo từng phần, mối quan hệ chung giữa gỗ tròn và các điều kiện của nó cho phép nhận diện đầu ngọn và đầu gốc của gỗ tròn, và có sẵn các dụng cụ đo để xác định kích thước gỗ tròn.
- Sử dụng phương pháp xác định thể tích gỗ tròn theo từng phần để xác định thể tích thực của gỗ tròn trong đống gỗ tại khu khai thác, công trường và trên phương tiện vận chuyển, và để xác định hệ số xếp đống của gỗ tròn.
- Thể tích lô gỗ tròn, xác định bằng phương pháp từng phần, được xác định bằng cách cộng dồn thể tích của từng cây gỗ tròn có trong lô gỗ.
- Kết quả tính thể tích được làm tròn đến 0,001 m3 đối với từng cây gỗ tròn và được làm tròn đến 0,01 m3 đối với từng lô gỗ tròn.
- Thể tích từng cây gỗ tròn có thể được xác định theo bảng tính thể tích (tham khảo TCVN 1283).
- Khi sử dụng phương pháp dãy đống gỗ để xác định thể tích gỗ tròn, phải đo các kích thước tuyến tính của đống gỗ (chiều dày, độ cao, chiều rộng) và thể tích thực của gỗ tròn được xác định thông qua hệ số xếp đống của gỗ tròn.
- Thể tích tổng của lô gỗ tròn được xác định bằng cách cộng dồn thêm thể tích của từng đống gỗ tròn có trong lô và được làm tròn đến 0,001 m3.
- Khi thể tích gỗ tròn được xác định bằng phương pháp thể tích dãy đống gỗ, phải đưa ra quy định về vị trí đo, phương pháp đo và số lần đo trực tiếp các kích thước.
- Khi xác định thể tích thực của đống gỗ tròn, phải đưa ra quy định về phương pháp tính toán, phương pháp xác định và hệ số xếp đống của gỗ tròn.
- Nếu xảy ra sự sai lệch trong quá trình tính thể tích gỗ tròn theo phương pháp tập hợp, phương pháp tính từng phần thể tích phải được sử dụng.
- Thể tích gỗ tròn chứa trong toa tàu, tàu thủy hoặc phương tiện vận tải có thể được xác định theo khối lượng.
- Khối lượng lô gỗ tròn của một lô vận chuyển được tính xem xét khi không có sự sai khác giữa khối lượng toàn bộ và khối lượng thực của lô, tính bằng tấn.
Yêu cầu chung đối với phép đo kích thước và phương pháp xác định thể tích gỗ tròn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016 như thế nào?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11686:2016 yêu cầu chung đối với phép đo kích thước và phương pháp xác định thể tích gỗ tròn như sau:
- Tùy thuộc vào phương tiện đo, sẽ nhận được kích thước gỗ tròn bằng phép đo trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chú thích: Ví dụ về phép đo gián tiếp kích thước là việc áp dụng các thiết bị đo điện tử.
- Xác định thể tích gỗ tròn sử dụng các phép đo gián tiếp, thu được từ các kết quả của phép đo trực tiếp các kích thước của gỗ tròn hoặc các thông số tuyến tính của đống gỗ tròn (bó, kiện, v.v...).
- Khi đo, sử dụng đơn vị mét.
- Khi đo kích thước gỗ tròn, người ta thường muốn giảm số lần đo trong một tổng thể gỗ tròn, để giảm bớt sai số trong phép đo và tăng độ chính xác của phép đo.
- Phải sử dụng các thiết bị đo và các quy trình đo đã được chứng nhận để xác định kích thước và thể tích gỗ tròn.
- Quy trình đo phải chỉ rõ độ chính xác phép đo cụ thể có tính đến sai số phép đo xác định.
- Dụng cụ dùng để đo kích thước gỗ tròn phải đảm bảo được độ chính xác phép đo là: ± 1 mm khi đo đường kính; ± 1 cm khi đo chiều dài.
- Khi đo kích thước gỗ tròn, phải loại bỏ những ảnh hưởng của các khuyết tật gỗ (mắt gỗ, u bướu, hỏng do cơ học) đến kết quả phép đo đã thực hiện.
- Thể tích gỗ tròn có thể được xác định như sau:
+ Theo từng cây, theo cách này thể tích của tất cả các cây gỗ tròn được xác định từ kết quả đo đường kính và chiều dài.
+ Theo nhóm tập hợp, theo cách này thể tích của nhóm gỗ tròn được xác định dựa vào kích thước của từng bó, kiện hoặc từng kiện vận chuyển.
- Theo nguyên lý của phép đo gỗ tròn, các phương pháp xác định thể tích được sử dụng là: dãy đống gỗ, theo khối lượng, cân thủy tĩnh (xylometric), thiết bị ảnh, quang - điện tử.
- Sử dụng các phương pháp khác để xác định thể tích gỗ tròn phải theo quy định của phương pháp đó và theo các hợp đồng cung cấp gỗ tròn.
- Phép đo kích thước và thể tích gỗ tròn có thể được thực hiện với cây có vỏ hoặc bóc vỏ, do vậy phải quy định phương pháp chuyển đổi.
- Phương pháp sử dụng khi đo kích thước và phương pháp xác định thể tích gỗ tròn phải đảm bảo ảnh hưởng mang tính cá nhân đến kết quả đo là nhỏ nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?