Tiêu chuẩn để trở thành tiếp viên hàng không là gì? Cao bao nhiêu thì được làm tiếp viên hàng không?
Tiêu chuẩn thể lực để trở thành tiếp viên hàng không là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:
Phân nhóm tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không
1. Nhóm 1 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Người lái tàu bay thương mại;
b) Người lái tàu bay thuộc tổ lái nhiều thành viên;
c) Người lái tàu bay vận tải hàng không;
d) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
2. Nhóm 2 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Tiếp viên hàng không;
b) Người lái tàu bay tư nhân;
c) Người thực hiện nhiệm vụ cơ giới trên không;
d) Người dẫn đường trên không;
đ) Người điều khiển tàu lượn;
e) Người điều khiển khinh khí cầu;
g) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này.
3. Nhóm 3 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Kiểm soát viên không lưu;
b) Người dự tuyển vào học để làm kiểm soát viên không lưu.
Đồng thời căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:
Theo như quy định trên thì muốn trở thành tiếp viên hàng không phải đáp ứng điều kiện thể lực ở nhóm 2 theo bảng trên.
Như vậy, để có thể trở thành tiếp viên hàng không thì nam phải có chiều cào từ 1m62 trở lên và nữ là từ 1m58 trở lên.
Xem toàn bộ tiêu chuẩn, điều kiện sức khỏe của tiếp viên hàng không tại đâ
Tiêu chuẩn để trở thành tiếp viên hàng không? Cao bao nhiêu thì được làm tiếp viên hàng không?
Bị cận thị thì có được làm tiếp viên hàng không không?
Căn cứ theo Mục B phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định quy định như sau:
6. Thị giác
6.1. Thị giác - Điều kiện chung
a)Không được có bất kỳ bất bình thường nào về chức năng thị giác và các tổ chức liên quan đến mắt. Không có quá trình bệnh lý nào, cấp tính hay mạn tính, các di chứng do chấn thương hay phẫu thuật ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay.
b) Kiểm tra thị giác toàn diện phải được tiến hành 02 năm một lần đối với người lái tàu bay dưới 40 tuổi và 01 năm một lần đối với người lái tàu bay từ 40 tuổi trở lên.
6.2 Thị giác – Yêu cầu về các chức năng
a)Thị lực nhìn xa: Tiếp viên Hàng không có thị lực giảm, trong lúc làm việc phải đeo kính, vẫn đủ tiêu chuẩn với điều kiện là luôn luôn có kính để đeo và phải có kính dự trữ trong qá trình làm nhiệm vụ. Để được cấp giấy chứng nhận sức khỏe tiếp viên Hàng không phải có thị lực mỗi mắt 6/10 (không đeo kính) và 10/10 (có đeo kính). Hoặc một mắt 7/10 mắt kia 5/10 (không đeo kính). Hoặc khi nhìn cả hai mắt (không đeo kính) không thấp hơn 6/10..
b)Tật khúc xạ: Lần khám sức khoẻ đầu tiên, tật khúc xạ không được vượt quá ± 0 5 dp. Trong những lần khám sức khoẻ sau không được vượt quá +05/-08 dp. Hiệu số lỗi khúc xạ hai mắt không vượt quá 03 dp. Loạn thị không vượt quá 03 dp.
c)Thị trường: Bình thường.
d)Sắc giác: Bình thường
Theo đó, bị cận thị vẫn được làm tiếp viên hàng không.
Tuy nhiên, Tiếp viên Hàng không có thị lực giảm, trong lúc làm việc phải đeo kính, vẫn đủ tiêu chuẩn với điều kiện là luôn luôn có kính để đeo và phải có kính dự trữ trong quá trình làm nhiệm vụ.
Để được cấp giấy chứng nhận sức khỏe tiếp viên Hàng không phải có thị lực mỗi mắt 6/10 (không đeo kính) và 10/10 (có đeo kính). Hoặc một mắt 7/10 mắt kia 5/10 (không đeo kính). Hoặc khi nhìn cả hai mắt (không đeo kính) không thấp hơn 6/1
Tiếp viên hàng không phải đáp ứng điều kiện về thính giác như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục B Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định quy định như sau:
Tai mũi họng – Yêu cầu về chức năng
a)Phải nghe được lời nói thường cách xa 5 mét và nói thầm 0,5 mét.
b)Phải kiểm tra thính lực đơn âm trong lần khám sức khoẻ đầu tiên sau đó tiến hành 2 năm một lần.
c)Trong lần khám sức khoẻ đầu tiên, mỗi tai phải nghe được âm thanh có cường độ 20 dB ở các tần số 500, 1000, 2000 Hz và 35 dB ở tần số 3000Hz. Nếu thính lực bị giảm 05 dB với giới hạn trên, hoặc giảm ở hai tần số thử nghiệm thì phải được kiểm tra thính lực đơn âm ít nhất mỗi năm một lần.
d)Trong những lần khám sức khoẻ sau, mỗi tai phải nghe được âm thanh có cường độ 35 dB ở các tần số 500, 1000, 2000 Hz và 50 dB ở tần số 3000 Hz. Nếu thính lực bị giảm 05 dB với giới hạn trên, hoặc giảm ở hai tần số thử nghiệm thì phải được kiểm tra thính lực đơn âm ít nhất mỗi năm một lần.
đ) Vòi nhĩ thông.
Chức năng tiền đình – tiểu não tốt.
Theo như quy định trên, tiếp viên hàng không phải đáp ứng điều kiện về thính lực như sau:
- Phải nghe được lời nói thường cách xa 5 mét và nói thầm 0,5 mét.
- Phải kiểm tra thính lực đơn âm trong lần khám sức khoẻ đầu tiên sau đó tiến hành 2 năm một lần.
- Trong lần khám sức khoẻ đầu tiên, mỗi tai phải nghe được âm thanh có cường độ 20 dB ở các tần số 500, 1000, 2000 Hz và 35 dB ở tần số 3000Hz. Nếu thính lực bị giảm 05 dB với giới hạn trên, hoặc giảm ở hai tần số thử nghiệm thì phải được kiểm tra thính lực đơn âm ít nhất mỗi năm một lần.
- Trong những lần khám sức khoẻ sau, mỗi tai phải nghe được âm thanh có cường độ 35 dB ở các tần số 500, 1000, 2000 Hz và 50 dB ở tần số 3000 Hz. Nếu thính lực bị giảm 05 dB với giới hạn trên, hoặc giảm ở hai tần số thử nghiệm thì phải được kiểm tra thính lực đơn âm ít nhất mỗi năm một lần.
Nhiệm vụ của tiếp viên hàng không là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT) quy định như sau:
Nhiệm vụ theo chức danh của nhân viên hàng không
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh, duy trì trật tự, tuần tra, canh gác bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về an ninh hàng không.
2. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
3. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện một hoặc một số các nhiệm vụ: giám sát, điều phối, phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa, tàu bay tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không nằm ngoài phạm vi ranh giới cảng hàng không, sân bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép.
4. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tại cảng hàng không, sân bay.
5. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 6 của Thông tư này thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.
Theo như quy định trên, tiếp viên hàng không sẽ thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm học 2024 2025 dành cho học sinh toàn quốc?
- Tổng hợp mẫu bản kiểm điểm cuối năm dành cho cá nhân trong hệ thống chính trị mới nhất hiện nay?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ phải giữ vững gì trên không gian mạng trong mọi tình huống?
- Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
- Lịch âm tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm tháng 11 2024 ở đâu? Lịch âm tháng 11 2024 có ngày 30 không?