Thương nhân Việt Nam có được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài hay không?
- Thương nhân Việt Nam có được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài không?
- Hàng hóa được giao cho đại lý là thương nhân nước ngoài bán tại nước ngoài có phải đóng thuế tại Việt Nam không?
- Hàng hóa đã giao cho đại lý là thương nhân nước ngoài bán tại nước ngoài thì có được trả về Việt Nam không?
- Đại lý bán hàng hóa được nhận thù lao như thế nào?
Thương nhân Việt Nam có được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài không?
Căn cứ vào Điều 54 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài
1. Thương nhân Việt Nam được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán các loại hàng hóa tại nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu.
2. Thương nhân thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài phải ký hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài và phải chuyển các khoản tiền thu được từ hợp đồng bán hàng về nước theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Trường hợp nhận tiền bán hàng bằng hàng hóa, thương nhân phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa.
Như vậy, thương nhân Việt Nam sẽ được thuê thương nhân nước ngoài để làm đại lý bán hàng tại nước ngoài. Tuy nhiên, hàng hóa được dùng để bán tại nước ngoài phải không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
Thương nhân Việt Nam có được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài hay không?
Hàng hóa được giao cho đại lý là thương nhân nước ngoài bán tại nước ngoài có phải đóng thuế tại Việt Nam không?
Căn cứ vào Điều 55 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nghĩa vụ về thuế
1. Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, hàng hóa được giao cho đại lý bán hàng là thương nhân nước ngoài bán tại nước ngoài thì vẫn phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam.
Hàng hóa đã giao cho đại lý là thương nhân nước ngoài bán tại nước ngoài thì có được trả về Việt Nam không?
Căn cứ vào Điều 56 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nhận lại hàng
1. Hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài được nhập khẩu trở lại Việt Nam trong trường hợp không tiêu thụ được tại nước ngoài.
2. Hàng hóa nhập khẩu trở lại Việt Nam nêu tại Khoản 1 Điều này không phải chịu thuế nhập khẩu và được hoàn thuế xuất khẩu (nếu có) theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Hàng hóa xuất khẩu thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài khi xuất khẩu, nhập khẩu trở lại Việt Nam theo quy định tại Điều này phải làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Nghị định này.
Như vậy, việc nhận lại hàng khi đã giao cho đại lý là thương nhân nước ngoài để bán ở nước ngoài được thực hiện theo quy định trên.
Theo đó, trường hợp hàng hóa không tiêu thụ được ở nước ngoài thì thương nhân Việt Nam sẽ được nhập khẩu hàng hóa đó trở lại Việt Nam.
Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu lại Việt Nam sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu và có thể sẽ được hoàn thuế nhập khẩu (nếu có).
Đại lý bán hàng hóa được nhận thù lao như thế nào?
Căn cứ vào Điều 171 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Thù lao đại lý
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:
a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Như vậy, địa lý bán hàng hóa sẽ được nhận thù lao từ bên giao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá nếu như hai bên không có bất kỳ thỏa thuận nào khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?