Thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới giai đoạn 2023-2025 như thế nào?

Thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới giai đoạn 2023-2025 như thế nào? Chú Bình - Quảng Nam

Ngày 21/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Giai đoạn 2023 - 2025, có mấy nhiệm vụ triển khai kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới?

Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023 nhấn mạnh mục tiêu:

- Nhằm quán triệt, nắm vững, thực hiện tốt các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Chỉ thị 17-CT/TW năm 2022 về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

- Tạo chuyển biến về nhận thức và hành động, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan có liên quan và địa phương đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm

Do đó, Kế hoạch đặt ra nhiệm vụ triển khai vào giai đoạn 2023 - 2025 yêu cầu:

+ Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp Các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, thành phố để hoàn thiện cơ chế, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

+ Bộ Nội vụ phối hợp các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp tham mưu Chính phủ kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương.

+ Bộ Y tế phối hợp Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp, các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh, thành phố: Tổng kết việc thi hành Luật An toàn thực phẩm; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật An toàn thực phẩm.

+ Bộ Công Thương phối hợp các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an và các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, thành phố đề xuất và xây dựng các biện pháp phù hợp và kiên quyết để phòng, chống nạn hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng nhái đang lưu thông trên thị trường.

+ Bộ Nội vụ phối hợp các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố xây dựng và đề xuất chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.an toàn thực phẩmmoi

Thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới giai đoạn 2023-2025 như thế nào? (Hình internet)

Giai đoạn 2023-2028, nhiệm vụ nào được triển khai trong kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới?

Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023 nhấn mạnh giai đoạn 2023 - 2028, yêu cầu các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành.

- Đồng thời, vào quý 1, 2 năm 2023, các bộ, ngành, các cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền nội dung Chỉ thị 17-CT/TW năm 2022 của Ban Bí thư và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW năm 2022 của Chính phủ.

8 nhiệm vụ nào được đặt ra trong kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới?

Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023 đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, với 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Một là , Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an ninh, an toàn thực phẩm vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

- Hai là, Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; các nguyên tắc, chế tài xử lý vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm...

- Ba là, Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội bảo vệ người tiêu dùng và các đoàn thể chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục, cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về an ninh, an toàn thực phẩm...

- Bốn là Sớm kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác an ninh, an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương tới địa phương...

- Năm là, Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu biên chế cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trong các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng...

- Sáu là, Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, nhất là với các nước láng giềng trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm....

- Bảy là, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; ngăn chặn và xử lý nghiêm các ,...cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phấm...

- Tám là, Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh.

Xem chi tiết các nhiệm vụ tại Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
UBND xã có quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở sản xuất có bị đình chỉ hoạt động?
Pháp luật
Khi phát hiện dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm thì phải thông báo với ai? 05 biện pháp khắc phục?
Pháp luật
Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không theo quy định?
Pháp luật
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm của cửa hàng?
Pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Pháp luật
Những trường hợp nào không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Căn tin của công ty có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu là quà tặng?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Bếp ăn tập thể phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
959 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào