Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng bao nhiêu chương trình công tác toàn khoá?
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng bao nhiêu chương trình công tác toàn khoá?
- Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là những đồng chí nào?
- Việc xây dựng chương trình triển triển khai đồng bộ, có hiệu quả Nghị Quyết ĐH XVII Đảng bộ TP như thế nào?
- Điều kiện xét danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 thế nào?
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng bao nhiêu chương trình công tác toàn khoá?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 586/QĐ-TU năm 2020 tải về của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về thành lập ban chỉ đạo chương trình công tác của Thành ủy Thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có nội dung như sau:
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo 10 Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (có danh sách kèm theo).
>> Như vậy, để thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng 10 chương trình công tác toàn khoá.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng bao nhiêu chương trình công tác toàn khoá? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là những đồng chí nào?
Danh sách các Chương trình công tác và Trưởng Ban Chỉ đạo được nêu trong các danh sách Ban Chỉ đạo Chương trình kèm theo Quyết định 586/QĐ-TU năm 2020 tải về như sau:
1. Chương trình số 01: “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025" - Trưởng Ban: Đ/c Vương Đình Huệ.
2. Chương trình số 02: “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025" - Trưởng Ban: Đ/c Chu Ngọc Anh.
3. Chương trình số 03: “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025" - Trưởng Ban: Đ/c Nguyễn Ngọc Tuấn.
4. Chương trình số 04: “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025" - Trưởng Ban: Đ/c Nguyễn Thị Tuyến.
5. Chương trình số 05: Trưởng Ban: “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025" - Đ/c Chu Ngọc Anh.
6. Chương trình số 06: “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" - Trưởng Ban: Đ/c Nguyễn Văn Phong.
7. Chương trình số 07: “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025" - Trưởng Ban: Đ/c Chử Xuân Dũng.
8. Chương trình số 08: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025" - Trưởng Ban: Đ/c Nguyễn Ngọc Tuấn.
9. Chương trình số 09: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025" - Trưởng Ban: Đ/c Chu Ngọc Anh.
10. Chương trình số 10: “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025" - Trưởng Ban: Đ/c Nguyễn Thị Tuyến.
Việc xây dựng chương trình triển triển khai đồng bộ, có hiệu quả Nghị Quyết ĐH XVII Đảng bộ TP như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Phần V Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội Lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tải có nội dung về xây dựng chương trình triển triển khai đồng bộ, có hiệu quả như sau:
- Trên cơ sở kết quả thảo luận tại Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII hoàn thiện, ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
- Thành ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Thành ủy, căn cứ Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, chương trình hành động, chương trình công tác của Thành ủy, Nghị quyết Đại hội cấp mình để vận dụng, cụ thể hóa xây dựng chương trình công tác, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
- Đảng đoàn, Ban cán sự đảng, Đảng ủy các cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội, chương trình công tác lớn của Thành ủy bằng các chương trình, kế hoạch công tác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
Từng chương trình, kế hoạch phải đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đồng bộ, phù hợp với thực tế, phân công rõ tập thể và cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện, xác định rõ lộ trình thực hiện và thời gian hoàn thành.
Điều kiện xét danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 và Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 35/2024/QĐ-UBND quy định người được xét danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” phải đạt đủ các điều kiện sau:
- Là cá nhân đang cư trú tại TP. Hà Nội
- Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, tiêu biểu dẫn đầu một trong các các lĩnh vực: xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo, là gương sáng để mọi người học tập, noi theo.
- Tận tụy, trung thực, tiêu biểu cho tinh thần: Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công - Vô tư.
- Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, việc quán triệt xây dựng hình mẫu "Công dân Thủ đô ưu tú" theo Quyết định 35/2024/QĐ-UBND đã góp phần phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?