Điều kiện xét Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024? Việc xét tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Điều kiện xét danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 35/2024/QĐ-UBND quy định:
Đối tượng áp dụng
…
2. Cá nhân là người Việt Nam đang cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
Và căn cứ Điều 4 Quy chế ban hành theo Quyết định 35/2024/QĐ-UBND quy định:
Tiêu chuẩn xét tặng
Cá nhân được xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, tiêu biểu dẫn đầu một trong các các lĩnh vực: xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo, là gương sáng để mọi người học tập, noi theo.
2. Tận tụy, trung thực, tiêu biểu cho tinh thần: Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công - Vô tư.
3. Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, người được xét danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” phải đạt đủ các điều kiện sau:
- Là cá nhân đang cư trú tại TP. Hà Nội
- Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, tiêu biểu dẫn đầu một trong các các lĩnh vực: xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo, là gương sáng để mọi người học tập, noi theo.
- Tận tụy, trung thực, tiêu biểu cho tinh thần: Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công - Vô tư.
- Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Điều kiện xét "Công dân Thủ đô ưu tú”? Việc xét tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024 được thực hiện như thế nào? (hình ảnh từ internet)
Quy trình xét tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú như thế nào?
Quy trình xét tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành theo Quyết định 35/2024/QĐ-UBND, gồm:
- Đảm bảo công khai, công bằng, chính xác và kịp thời.
- Cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý cá nhân thực hiện xét, đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xét, tặng thưởng.
- Ủy ban nhân dân Thành phố xét, tặng thưởng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” không quá 10 cá nhân trong 01 năm.
- Mỗi cá nhân chỉ được tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” một lần; không áp dụng hình thức truy tặng.
- Đối với cá nhân được đề nghị khen thưởng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”, phải có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố từ 90% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản và được thể hiện trong Biên bản họp bình xét).
- Thủ trưởng sở, ban, ngành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố và các tổ chức có liên quan; cá nhân được đề nghị khen thưởng chịu trách nhiệm về hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, gồm: hồ sơ, thủ tục, quy trình, tính chính xác của thành tích và các nội dung có liên quan.
- Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ khen thưởng, gồm: hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và trình các cấp khen thưởng.
Quy trình xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” được quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành theo Quyết định 35/2024/QĐ-UBND, cụ thể như sau:
- Tại địa phương và đơn vị nơi các cá nhân hoạt động, làm việc sẽ được các cơ quan nhà nước, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn Thành phố xét, đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xét, tặng thưởng.
- Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố thuộc Sở Nội vụ TP. Hà Nội chịu trách nhiệm:
+ Rà soát, thẩm định hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; lấy ý kiến các đơn vị liên quan (nếu thấy cần thiết), tổng hợp trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố xem xét;
+ Tổng hợp, tham mưu báo cáo Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố cho ý kiến thông qua; trình Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy phê duyệt các cá nhân dự kiến tặng thưởng;
+ Thực hiện công khai danh sách các cá nhân dự kiến tặng thưởng trên các báo, đài, phương tiện thông tin, tuyên truyền và cơ quan báo chí Thành phố để lấy ý kiến nhân dân (trong thời hạn 07 ngày làm việc);
+ Tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
Như vậy, việc xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” phải đảm bảo các nguyên tắc xét tặng nêu trên và được thực hiện tại địa phương, cơ quan đơn vị nơi cá nhân được đề nghị xét làm việc, hoạt động đồng thời Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố thuộc Sở Nội vụ TP. Hà Nội là cơ quan chủ yếu có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
Hồ sơ đề nghị xét tặng “Công dân Thủ đô ưu tú” gồm những gì?
Căn cứ Điều 6 Quy chế ban hành theo Quyết định 35/2024/QĐ-UBND:
Hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng (01 bộ), gồm:
a) Tờ trình, biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.
b) Báo cáo thành tích của cá nhân đề nghị xét tặng có xác nhận của cấp trình khen; xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cá nhân cư trú về việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (Mẫu số 01 kèm theo).
Trường hợp cá nhân là người đứng đầu cơ quan, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, hồ sơ đề nghị khen thưởng phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế, bảo hiểm xã hội; phòng cháy chữa cháy; an toàn lao động, môi trường (nếu có).
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Thời gian nộp hồ sơ:
Sở, ban, ngành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố; cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Thành phố gửi hồ sơ về Ủy ban nhân dân Thành phố qua Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.
Như vậy, thời hạn nộp hồ sơ xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” là trước ngày 31 tháng 3 hằng năm. Cá nhân đề nghị xét phải chuẩn bị các văn bản như sau:
+ Tờ trình, biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.
+ Báo cáo thành tích của cá nhân đề nghị xét tặng có xác nhận của cấp trình khen; xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cá nhân cư trú về việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Trường hợp cá nhân là người đứng đầu cơ quan, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước phải có thêm văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế, bảo hiểm xã hội; phòng cháy chữa cháy; an toàn lao động, môi trường (nếu có).
+ Tài liệu khác có liên quan (nếu có)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?