Thủ tục lập hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát mới nhất? Hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát gồm những gì?
Thủ tục lập hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát mới nhất?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2285/QĐ-BYT 2023 quy định về thủ tục lập hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát như sau:
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa.
+ Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Đường bưu chính công ích
+ Nộp trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT .
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại Thông tư này hoặc Hồ sơ bệnh nghề nghiệp có ghi nhận tổn thương bệnh nghề nghiệp ở mức độ nặng hơn.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
+ Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại
+ Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định;.
Số lượng hồ sơ : 01 Bộ
- Thời gian giải quyết: 60 ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX).
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản khám giám định y khoa.
- Lệ phí (nếu có): Phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Thủ tục lập hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát mới nhất? Hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát?
Hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát gồm có những gì?
- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát gồm có:
+ Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại Thông tư này hoặc Hồ sơ bệnh nghề nghiệp có ghi nhận tổn thương bệnh nghề nghiệp ở mức độ nặng hơn.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.”
+ Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
+ Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Nội dung khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát gồm có những gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về nội dung khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát như sau:
Trình tự, nội dung khám giám định
...
3. Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp:
...
b) Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và:
- Tổn thương tái phát được ghi nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó;
- Tổn thương không có khả năng điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
- Tổn thương do tai nạn lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
Như vậy, theo căn cứ trên thì nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp tái phát là khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và:
- Tổn thương tái phát được ghi nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và Biên bản giám định nghề nghiệp lần liền kề trước đó.
- Tổn thương không có khả năng điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án.
- Tổn thương do tai nạn lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?