Thủ tục khám giám định tổng hợp mới nhất được quy định như thế nào? Hồ sơ khám giám định tổng hợp gồm có những gì?
Thủ tục khám giám định tổng hợp mới nhất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 9 Mục 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2285/QĐ-BYT 2023 quy định về thủ tục khám giám định tổng hợp như sau:
- Trình tự thủ tục:
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa.
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Đường bưu chính công ích
+ Nộp trực tiếp.
- Thời gian giải quyết: 60 ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX).
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản khám giám định y khoa.
- Lệ phí (nếu có): Phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
Thủ tục khám giám định tổng hợp mới nhất được quy định như thế nào? Hồ sơ khám giám định tổng hợp gồm có những gì?
Hồ sơ khám giám định tổng hợp gồm có những gì?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
Hồ sơ khám giám định tổng hợp
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.
3. Các giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư này phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
4. Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Theo đó, hồ sơ khám giám định tổng hợp gồm có những tài liệu sau:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định
Hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.
- Các giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
- Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Khám giám định tổng hợp gồm có nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về nội dung khám giám định tổng hợp như sau:
Trình tự, nội dung khám giám định
...
5. Nội dung khám giám định tổng hợp được thực hiện như sau:
a) Nội dung khám giám định tổng hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này phù hợp với từng đối tượng;
b) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp trùng lặp với tổn thương trước đây:
Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp hiện có và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
...
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì tùy theo từng đối tượng phù hợp thì nội dung khám giám định tổng hợp sẽ gồm các nội dung như giám định tai nạn lao động hoặc khám giám định bệnh nghề nghiệp theo quy định cụ thể tại điểm a khoản 5 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?