Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con ngoài giá thú được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Tiền cấp dưỡng là gì? Thế nào là con ngoài giá thú?Cha mẹ có phải chu cấp tiền cấp dưỡng cho con ngoài giá thú không?
Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích:
- Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà cả hai có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
- Dưới góc độ thuật ngữ: Giá là xuất giá, thú là hôn thú, giá thú là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Theo đó, con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố, mẹ không phải là vợ chồng.
- Theo từ điển Tiếng Việt: Con ngoài giá thú được hiểu là con của cha mẹ trong trường hợp cha mẹ không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.
- Theo từ điển Luật học: Không có giải thích khái niệm con ngoài giá thú là gì mà chỉ đưa ra khái niệm là con ngoài hôn nhân tương tự như khái niệm con ngoài giá thú (con có cha mẹ không phải là vợ chồng).
- Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa thế nào là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì:
- Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con (Điều 110 Luật Hôn nhân gia đình 2014 )
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.(khoản 4 Điều 69 Luật Hôn nhân gia đình 2014 )
Như vậy, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bất kể là con trong giá thú hay ngoài giá thú.
Ngoài ra, khi cha mẹ trốn tránh cấp dưỡng cho con ngoài giá thú thì những cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quyền yêu cầu Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định.
Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con ngoài giá thú được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình internet)
Hồ sơ khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng cho con ngoài giá thú gồm những gì?
Hồ sơ đòi tiền cấp dưỡng cho con ngoài giá thú sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu cấp dưỡng.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ con:
+ Giấy khai sinh (nếu giấy khai sinh đã có đủ tên cha và mẹ của trẻ - đây là trường hợp đã thực hiện thủ tục xác định cha mẹ con).
+ Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con; chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc quan hệ mẹ con như văn bản giám định ADN; văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con hoặc mẹ con, có ít nhất 02 người làm chứng…
+ Giấy tờ chứng minh điều kiện được yêu cầu cấp dưỡng:
(CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh hoặc bất cứ giấy tờ nào có thông tin để chứng minh là con chưa thành niên.
Quyết định của Toà án đã có hiệu lực tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế hành vi dân sự… hoặc các giấy tờ khác để chứng minh người đó không có khả năng lao động, thu nhập để tự nuôi sống bản thân mình…)
Thủ tục khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng cho con ngoài giá thú như thế nào?
*Thủ tục khởi kiện: thực hiện theo quy định Điều 190, Điều 191, Điều 195, Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều 53, Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc đòi tiền cấp dưỡng tại Tòa án có thẩm quyền
- Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và thụ lý vụ án
- Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự
- Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, người yêu cầu có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con Tải về
Bên cạnh đó, nếu người cha/ mẹ được yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú nhưng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người yêu cầu cấp dưỡng có thể yêu cầu thi hành án theo thủ tục dưới đây:
(Căn cứ Điều 31 Luật thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án sửa đổi năm 2014).
*Hồ sơ yêu cầu thi hành quyết định cấp dưỡng nuôi con: khi yêu cầu thi hành quyết định cấp dưỡng cho con thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn yêu cầu thi hành án.
- Quyết định về việc cấp dưỡng con ngoài giá thú.
(Người yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc nộp quy bưu điện đến cơ quan thi hành án.)
*Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện theo Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008
*Thời gian giải quyết:
+ Trong 05 ngày làm việc: Cơ quan thi hành án sẽ kiểm tra nội dung yêu cầu, tài liệu kèm theo và thông báo cho người yêu cầu việc từ chối yêu cầu hoặc ra quyết định thi hành án.
+ Hết 10 ngày tự nguyện thi hành án mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú không thực hiện thì cơ quan thi hành án sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?