Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản là công trình tạm được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản là công trình tạm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 3 Phần A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2546/QĐ-BTP năm 2022 quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản là công trình tạm như sau:
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ đến Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản);
- Trường hợp không có căn cứ từ chối thì Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả.
Cách thức thực hiện:
- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Qua thư điện tử.
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản là công trình tạm được thực hiện như thế nào?
Thành phần hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản là công trình tạm gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 3 Phần A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2546/QĐ-BTP năm 2022 quy định thành phần hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản là công trình tạm gồm:
- Hồ sơ đăng ký bao gồm Phiếu yêu cầu
- Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) trong trường hợp Phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên bảo đảm hoặc của bên nhận bảo đảm.
Trừ trường hợp:
+ Đăng ký cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược hoặc ký quỹ trong trường hợp pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có quy định hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì người yêu cầu đăng ký là bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận khác
+ Xóa đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì chỉ cần có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm;
- Hợp đồng bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung có thỏa thuận về việc chứng khoán tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho cùng bên hoặc các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp trở thành chứng khoán không đăng ký tập trung (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) và văn bản xác nhận việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp (01 bản chính) trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Trường hợp này, cơ quan đăng ký không yêu cầu các bên xác lập lại hợp đồng bảo đảm.
- Tùy từng trường hợp thì nộp thêm:
+ Trường hợp thực hiện thông qua người đại diện thì văn bản có nội dung về đại diện là tài liệu phải có trong hồ sơ đăng ký, hồ sơ cung cấp thông tin (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
Trừ trường hợp thực hiện việc đăng ký qua tài khoản đăng ký trực tuyến của người đại diện quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 99/2022/NĐ-CP
+ Trường hợp chi nhánh của pháp nhân, chi nhánh hoặc phòng giao dịch của pháp nhân là tổ chức tín dụng (sau đây gọi là chi nhánh của pháp nhân) được pháp nhân giao nhiệm vụ thực hiện chức năng của pháp nhân về yêu cầu đăng ký, về yêu cầu cung cấp thông tin thì văn bản có nội dung về việc pháp nhân giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện chức năng của pháp nhân trong yêu cầu đăng ký, yêu cầu cung cấp thông tin là tài liệu phải có trong hồ sơ đăng ký, hồ sơ cung cấp thông tin (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
+ Trường hợp được miễn nghĩa vụ nộp phí, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác thì người yêu cầu đăng ký có quyền lựa chọn cung cấp một trong giấy tờ, tài liệu sau đây vào trong hồ sơ đăng ký:
+ Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng hoặc văn bản khác có thông tin về việc thuộc diện được miễn nghĩa vụ nộp phí đăng ký, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
+ Việc nộp giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 99/2022/NĐ-CP chỉ thực hiện một lần trong đăng ký cùng một biện pháp bảo đảm
+ Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm gồm nhiều người thì phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của các chủ thể này, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nội dung về việc một, một số bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm có quyền đại diện cho những người còn lại
Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản là công trình tạm là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 3 Phần A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2546/QĐ-BTP năm 2022 quy định thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản là công trình tạm như sau:
- Trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cơ quan đăng ký có lý do chính đáng phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian không tính vào thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 99/2022/NĐ-CP bao gồm:
Thời gian xảy ra sự kiện thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, sự cố hệ thống đăng ký trực tuyến, hỏng mạng lưới điện, mạng internet hoặc xảy ra sự kiện bất khả kháng khác theo văn bản hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến cơ quan đăng ký không thể thực hiện được việc đăng ký theo thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?