Thủ tục cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức giữ chức vụ quản lý, cho thôi việc đối với viên chức ra sao?
Thủ tục từ chức, xin thôi giữ chức vụ quản lý, xin thôi việc đối với viên chức mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 8 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 507/QĐ-BNV năm 2023 quy định thủ tục từ chức, xin thôi giữ chức vụ quản lý, xin thôi việc đối với viên chức mới nhất năm 2023 được thực hiện như sau:
Đối với Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức giữ chức vụ quản lý:
- Bước 1: Viên chức quản lý có đơn xin thôi giữ chức vụ quản lý.
- Bước 2: Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi giữ chức vụ quản lý của viên chức, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác phải trao đổi với viên chức có đơn đề nghị thôi giữ chức vụ.
Trường hợp viên chức chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp viên chức không rút đơn thì bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
- Bước 3: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luật, biểu quyết bằng phiếu kín.
Việc quyết định cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Đối với quy trình xem xét cho thôi việc
- Bước 1: Viên chức có văn bản đề nghị.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
Thủ tục cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức giữ chức vụ quản lý, cho thôi việc đối với viên chức ra sao?
Thành phần hồ sơ xem xét cho thôi giữ chức vụ quản lý đối với viên chức gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 8.3 Mục 8 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 507/QĐ-BNV năm 2023 quy định như sau:
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ xem xét cho từ chức đối với công chức:
+ Đơn xin từ chức của công chức;
+ Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ;
+ Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.
+ Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.
- Hồ sơ xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý đối với viên chức:
+ Tờ trình của bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ;
+ Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, đơn đề nghị của viên chức;
+ Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.
b) Số lượng hồ sơ: Không quy định.
Theo như quy định trên, thành phần hồ sơ xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý gồm:
- Tờ trình của bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ;
- Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, đơn đề nghị của viên chức;
- Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.
Thời hạn giải quyết thôi việc đối với viên chức là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 8.4 Mục 8 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 507/QĐ-BNV năm 2023 quy định như sau:
8.4. Thời hạn giải quyết
a) Đối với công chức:
- Từ chức: Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị từ chức của công chức, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác phải trao đổi với công chức có đơn đề nghị từ chức; Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín.
- Thôi việc: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản
b) Thôi việc đối với viên chức:
+ Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi giữ chức vụ quản lý của viên chức, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác phải trao đổi với viên chức có đơn đề nghị thôi giữ chức vụ.
+ Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luật, biểu quyết bằng phiếu kín.
Theo như quy định trên, thời hạn giải quyết thôi việc đối với viên chức như sau:
- Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi giữ chức vụ quản lý của viên chức, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác phải trao đổi với viên chức có đơn đề nghị thôi giữ chức vụ.
- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luật, biểu quyết bằng phiếu kín.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy cam kết không có khiếu nại, tranh chấp về ranh giới thửa đất? Đất có tranh chấp về ranh giới thửa đất có được chuyển nhượng không?
- Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ có được tổ chức hoạt động kinh tế không? Người làm việc thường xuyên tại hội gồm những ai?
- Khi điều chỉnh hợp đồng có được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận không?
- Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được miễn điều chỉnh giấy phép kinh doanh không?
- Thủ tục quyết định đầu tư dự án mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý ra sao?