Thủ tục Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 ở cấp huyện mới nhất 2024?
- Thủ tục Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 ở cấp huyện mới nhất 2024?
- Thành phần, số lượng hồ sơ Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 ở cấp huyện ra sao?
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cần đáp ứng điều kiện gì?
Thủ tục Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 ở cấp huyện mới nhất 2024?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Phần C Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3384/QĐ-BCA-C07 2024 hướng dẫn thủ tục Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa (trừ vật liệu nổ công nghiệp) ở cấp huyện như sau:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho Công an cấp huyện thuộc Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ (các văn bản giấy tờ có trong hồ sơ khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính công ích; bản chính hoặc bản chứng thực điện tử trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an).
+ Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản hoặc gửi thông báo tiếp nhận qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì trả lại, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản hoặc ghi nội dung hướng dẫn bổ sung hồ sơ để thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
- Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy hoặc thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nhận kết quả điện tử trên tài khoản dịch vụ công đã nộp hồ sơ trước đó.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa thuộc Công an cấp huyện thuộc Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Dịch vụ bưu chính công ích: Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Trực tuyến: Nộp hồ sơ tại Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Thủ tục Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 ở cấp huyện mới nhất 2024? (Hình ảnh Internet)
Thành phần, số lượng hồ sơ Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 ở cấp huyện ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Phần C Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3384/QĐ-BCA-C07 2024 hướng dẫn thành phần, số lượng hồ sơ như sau:
- Trường hợp điều chỉnh thông tin trên Giấy phép vận chuyển khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy phép
+ Giấy đề nghị điều chỉnh thông tin trên Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa của Nghị định 34/2024/NĐ-CP ngày 31/3/2024 của Chính phủ, bản chính, số lượng: 01.
+ Hồ sơ chứng minh sự thay đổi về thông tin liên quan đến giấy phép, bản chính, bản sao điện tử hoặc bản chứng thực điện tử, số lượng: 01.
- Trường hợp giấy phép bị mất, bị hư hỏng
+ Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (trong đó nêu lý do: bị mất hoặc bị hỏng), bản chính, số lượng: 01.
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.
Như vậy, phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng 03 điều kiện trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?