Thông tư 53 2024 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 thế nào?
Thông tư 53 2024 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 thế nào?
Ngày 04/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 53/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.
Tải về Toàn văn Thông tư 53/2024/TT-NHNN
Cụ thể, Thông tư 53/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3 (sau đây gọi là bão số 3).
Thông tư 53/2024/TT-NHNNáp dụng với những đối tượng sau đây:
- Tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách), chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 53/2024/TT-NHNN.
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Thông tư 53 2024 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 thế nào? (Hình từ internet)
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 53/2024/TT-NHNN quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc, lãi của khoản nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:
- Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bải, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa (sau đây gọi là 26 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, bao gồm:
+ Khách hàng là cá nhân có nơi ở hiện tại hoặc đang làm việc hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố;
+ Khách hàng là tổ chức (trừ khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hảng nước ngoài) có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố,
- Có số dư nợ gốc phát sinh trước ngày 07/9/2024 và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
- Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết ngày 31/12/2025.
- Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, trả nợ đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ đã quá hạn trên 10 (mười) ngày và quả hạn trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết ngày 16/12/2024 khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên theo quy định tại Thông tư 53/2024/TT-NHNN.
- Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là gặp khó khăn không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc, lãi theo hợp đồng đã thỏa thuận do bị ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 và có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc, lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cầu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
- Việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện từ ngày Thông tư 53/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn về số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
- Thời điểm trả nợ cuối cùng của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng nhưng không vượt quả ngày 31/12/2027.
Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và theo dõi lãi phải thu ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 53/2024/TT-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và theo dõi lãi phải thu như sau:
- Tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 53/2024/TT-NHNN theo Quyết định 1510/QĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 (sau đây gọi là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
- Đối với số lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 53/2024/TT-NHNN và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo Quyết định 1510/QĐ-TTg năm 2024, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bàng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
*Thông tư 53/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 04/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73? Tải về Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73?
- Lời nhận xét môn Lịch sử Địa lí theo Thông tư 27 cuối kì 1? Nhận xét môn Lịch sử Địa lí lớp 5 theo Thông tư 27?
- Mẫu lời nhận xét học sinh tiểu học theo Thông tư 27 học kỳ I? Nhận xét năng lực, phẩm chất, các môn học của học sinh tiểu học ra sao?
- Đeo tai nghe 1 bên khi đi xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi đeo tai nghe khi lái xe máy phạt bao nhiêu tiền 2025?
- Văn mẫu nghị luận về một hiện tượng đời sống lớp 11 chọn lọc? Lập dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống? Đặc điểm môn Văn?