Thông tư 27/2023/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường ra sao?
Thông tư 27/2023/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường ra sao?
Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 27/2023/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường.
Thông tư 27/2023/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường.
Thông tư 27/2023/TT-BTNMT áp dụng đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thông tư 27/2023/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường ra sao? (Hình từ internet)
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu
- Số liệu quan trắc khí tượng khu vực dự báo và lân cận (khí tượng bề mặt, thám không vô tuyến, pilot, đo mưa tự động, quan trắc trên tàu biển, quan trắc tăng cường);
- Số liệu mô phỏng, dự báo của các mô hình toàn cầu, khu vực;
- Số liệu viễn thám trong khu vực (vệ tinh khí tượng, ra đa thời tiết, định vị sét);
- Thu thập số liệu, dữ liệu về môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội (nếu có);
- Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các loại dữ liệu đã thu thập và bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa số liệu, tính sai số của các sản phẩm tham khảo dự báo hiện có đến thời điểm làm dự báo.
Bước 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng
- Phân tích các dữ liệu quan trắc khí tượng, bản đồ synốp tại các mực khí áp chuẩn để xác định hình thế thời tiết đã qua và hiện tại;
- Phân tích dữ liệu thám không trên các giản đồ thiên khí ở thời điểm quan trắc gần nhất của các trạm thám không vô tuyến và pilot trên cả nước;
- Phân tích dữ liệu viễn thám (vệ tinh khí tượng, ra đa thời tiết, định vị sét…);
- Phân tích dữ liệu quan trắc bề mặt của tất cả các hiện tượng, yếu tố quan trắc tại các trạm đo trên cả nước;
- Phân tích các giá trị trung bình và cực trị trong lịch sử của các yếu tố khí tượng để xác định khả năng có lặp lại hay không của các yếu tố khí tượng, đặc biệt là các giá trị cực trị;
- Phân tích diễn biến của các hệ thống thời tiết sắp tới trên cơ sở các bản đồ synốp và khai thác sản phẩm của các mô hình số trị hiện có tại đơn vị dự báo;
- Phân tích số liệu, dữ liệu về môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội (nếu có);
- Trong quá trình phân tích dữ liệu, nếu phát hiện có khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm thì thực hiện thêm quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm tương ứng;
- Đối với dự báo thời hạn cực ngắn, để đảm bảo thời gian phát tin cần tập trung phân tích các sản phẩm sơ cấp và thứ cấp của vệ tinh, ra đa, định vị sét, sản phẩm mô hình khu vực độ phân giải cao, sản phẩm ước lượng mưa và các sản phẩm tham khảo dự báo cực ngắn tự động, các nhận định trong các bản tin thời hạn ngắn gần nhất cho khu vực dự báo.
Bước 3: Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp phân tích synốp, kinh nghiệm; phương án dựa trên cơ sở phương pháp thống kê; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình số trị (dự báo tất định và tổ hợp); phương án dựa trên cơ sở phương pháp nội suy, ngoại suy, quán tính.
Bước 4: Thảo luận dự báo, cảnh báo
Thảo luận dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn ngắn trước khi ban hành bản tin ít nhất 30 phút; thảo luận dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn trước khi ban hành bản tin ít nhất 15 phút.
Nội dung thảo luận gồm:
- Phân tích, đánh giá diễn biến thời tiết đã qua đến thời điểm dự báo trên cơ sở các nguồn số liệu quan trắc;
- Các thông tin về xu thế diễn biến thời tiết trong thời hạn dự báo;
- Hiện tượng thời tiết, trị số các yếu tố khí tượng chi tiết theo từng khoảng thời gian quy định trong thời hạn dự báo tại một địa điểm hoặc khu vực cụ thể;
- Khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm và khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội;
- Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;
- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau, đặc biệt là phương án được sử dụng trong bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất;
- Người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.
Bước 5: Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 và Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BTNMT; xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn ngắn theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BTNMT.
Bước 6: Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Bước 7: Bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố khí tượng, hiện tượng khí tượng có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Bước 8: Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư 41/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn theo quy định tại các Điều 12, 13 và 14 Thông tư 41/2017/TT-BTNMT.
Khi nào Thông tư 27/2023/TT-BTNMT có hiệu lực?
Căn cứ tại Điều 25 Thông tư 27/2023/TT-BTNMT quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 40/2016/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường.
Theo đó, Thông tư 27/2023/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?