Thông tư 15/2024 về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 5/1/2025 như thế nào?
Thông tư 15/2024 về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 5/1/2025 như thế nào?
Ngày 25/11/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (sau đây gọi là đề tài cấp bộ) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm: các quy định chung, công tác xác định, tuyển chọn, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện, nghiệm thu, thanh lý và công tác lưu giữ, chuyển giao, sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ.
Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là các đơn vị trực thuộc bộ); các tổ chức, cá nhân được tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện đề tài cấp bộ.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về đề tài cấp bộ như sau:
(1) Đề tài cấp bộ được thực hiện để giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Kết quả của đề tài cấp bộ phải đáp ứng tối thiểu hai yêu cầu sau:
- Có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế; hoặc các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học trong nước; hoặc được xuất bản thành sách hoặc chương sách chuyên khảo, sách tham khảo;
- Có kết quả đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hỗ trợ đào tạo trình độ tiến sĩ hoặc có kết quả là luận cứ khoa học, giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc có kết quả nghiên cứu là tài sản trí tuệ, sản phẩm ứng dụng khác.
(2) Đề tài cấp bộ được thực hiện theo phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp.
(3) Mỗi đề tài cấp bộ có tối đa 10 thành viên tham gia thực hiện, bao gồm 01 chủ nhiệm, 01 thư ký khoa học và các thành viên theo chức danh: thành viên chính, thành viên, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ.
(4) Thời gian thực hiện đề tài cấp bộ không quá 24 tháng (chưa tính thời gian gia hạn thực hiện đề tài nếu có). Trường hợp đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thời gian thực hiện đề tài trên 24 tháng.
(5) Mã số đề tài cấp bộ được quy định như sau: Bx- y - z. Trong đó: B là ký tự cố định; x là năm bắt đầu thực hiện đề tài; y là mã tuyển sinh của đơn vị được giao quản lý, thực hiện đề tài; z là số thứ tự đề tài cấp bộ trong năm được phê duyệt thực hiện của đơn vị được giao quản lý, thực hiện đề tài. Trường hợp đơn vị được giao quản lý, thực hiện đề tài không có mã tuyển sinh có thể thay thế bằng các ký tự viết tắt tên của đơn vị đó.
Thông tư 15/2024 về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 5/1/2025 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện đề tài cấp bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về nguồn kinh phí thực hiện đề tài cấp bộ như sau:
- Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Kinh phí hợp pháp khác.
Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ như sau:
(1) Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ (sau đây gọi là tổ chức chủ trì) là đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quản lý, thực hiện đề tài cấp bộ.
(2) Tổ chức chủ trì có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Hướng dẫn chủ nhiệm đề tài xây dựng thuyết minh, dự toán kinh phí, lập hợp đồng thực hiện đề tài;
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thuyết minh, ký hợp đồng thực hiện đề tài;
- Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị; tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định cho chủ nhiệm và các thành viên thực hiện đề tài để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, đảm bảo đầy đủ nội dung, chất lượng và tiến độ nghiên cứu theo thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài;
- Đôn đốc, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất quá trình triển khai thực hiện đề tài cấp bộ;
- Tổ chức đánh giá sản phẩm, nghiệm thu cấp cơ sở đề tài;
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ, ký biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài; đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận kết quả thực hiện đề tài theo quy định;
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp Hội đồng thanh lý đề tài, thu hồi kinh phí thực hiện đề tài do không hoàn thành;
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản, trang thiết bị, kết quả nghiên cứu được hình thành sau khi thực hiện đề tài theo quy định;
- Đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện đề tài theo các quy định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm, các kết quả nghiên cứu của đề tài; tổ chức chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu theo quy định;
- Thực hiện số hóa, đăng trên trang thông tin điện tử của đơn vị về quy trình xét duyệt và kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ;
- Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính hợp pháp của kết quả thực hiện đề tài cấp bộ; tính hiệu quả, đúng quy định của việc sử dụng kinh phí đề tài cấp bộ được giao;
- Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu cho công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán khi có yêu cầu;
- Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện đề tài cấp bộ trước ngày 01 tháng 12 hằng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
Lưu ý: Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 5/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?