Thông tư 11/2022/TT-BKHCN: Bãi bỏ các quy định về xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô từ 01/10/2022?
Bãi bỏ một số văn bản liên quan đến phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô?
Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 11/2022/TT-BKHCN quy định như sau:
Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
1. Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô;
2. Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô;
3. Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01 tháng 10 năm 2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Theo đó thì trong thời gian tới sẽ bãi bỏ một số văn bản do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô như Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN năm 2004, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN năm 2005 và Thông tư 05/2012/TT-BKHCN.
Thông tư 11/2022/TT-BKHCN: Bãi bỏ các quy định về xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô từ 01/10/2022?
Bãi bỏ các quy định về xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô từ 01/10/2022?
Hiện nay, việc xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô được thực hiện theo Điều 5 Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 05/2005/QĐ-BKHCN) quy định như sau:
Xác đinh tỷ lệ nội địa hóa
1. Doanh nghiệp tự kê khai, đăng ký tỷ lệ nội địa hóa theo các Phụ lục 1, 2, 3, và 4 ban hành kèm theo Quyết định này để Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và cấp giấy xác nhận.
Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với linh kiện của ôtô.
2. Các linh kiện ôtô mua của các doanh nghiệp khác sản xuất trong nước cũng được tính tỷ lệ nội địa hóa như của doanh nghiệp tự sản xuất trong nước.
3. Các doanh nghiệp nhập khẩu bán thành phẩm các chi tiết, cụm chi tiết hoặc bộ phận để gia công một hoặc nhiều công đoạn được tính tỷ lệ nội địa hóa theo tỷ lệ giá trị gia tăng của chi tiết, cụm chi tiết hoặc bộ phận đó.
4. Các linh kiện ôtô do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu hoặc mua của các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu thì không được tính là nội địa hóa.
Mức độ rời rạc của các linh kiện nhập khẩu được quy định như sau:
- Thân ôtô: Rời thành từng mảng, chưa hàn, tán, chưa sơn tĩnh điện. Trường hợp đặc biệt phải được sự chấp thuận của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Khung ôtô: Đã liên kết với nhau và chưa sơn tĩnh điện. Đối với khung xe có chiều dài từ 3,7m trở lên, được phép sơn tĩnh điện trước khi nhập khẩu.
- Động cơ: Hoàn chỉnh và có thể lắp liền với bộ ly hợp và hộp số.
- Hệ thống truyền động: Đã hoặc chưa lắp cùng với hệ thống phanh.
- Hệ thống điện, đèn và tiện nghi: Hệ thống dây điện, bảng điện, đèn và tiện nghi trong ôtô để rời.
Các Phụ lục 5,6,7,8 ban hành kèm theo Quyết định này minh họa về mặt kết cấu mức độ rời rạc của các linh kiện đối với ôtô các loại.
Tuy nhiên quy định này sẽ được bãi bỏ trong thời gian tới bởi Thông tư 11/2022/TT-BKHCN.
Tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô qua các giai đoạn được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN quy định như sau:
Tỷ lệ nội địa hóa được quy định cho các giai đoạn như sau:
Đối với ôtô phổ thông (tương ứng với ôtô khách, ôtô chở hàng quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam 7271:2003): đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005, 45% vào năm 2006, 50% vào năm 2007, 55% vào năm 2008 và đạt 60% vào năm 2010.
Đối với động cơ đạt tỷ lệ nội địa hóa 30% vào năm 2005, 50%vào năm 2006, 40% vào năm 2007, 45% vào năm 2008 và 50% vào năm 2010 và hộp số đạt 65% vào năm 2005, 70% vào năm 2006, 75% vào năm 2007, 80% vào năm 2008, 85% vào năm 2009 và 90% vào năm 2010.
2. Về các loại ôtô chuyên dùng (quy định tại Mục 3.3 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2008): đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005, 45% vào năm 2006, 50% vào năm 2007, 55% vào năm 2008 và đạt 60% vào năm 2010.
3. Về các loại ôtô cao cấp: các loại xe du lịch do các liên doanh sản xuất (tương ứng với ôtô con quy định tại Mục 3.1.1 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271: 2003) phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 20 - 25% vào năm 2005, 30-35% vào năm 2007 và 40-45% vào năm 2010.
Xe buýt cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hóa 20% vào năm 2005, 30% vào năm 2007 và 35 - 40% vào năm 2010.
Theo đó, hiện nay thì việc áp dụng tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô qua các giai đoạn được thực hiện theo quy định trên.
Tuy nhiên, trong thời gian tới thì quy định này sẽ bị bãi bỏ bởi Thông tư 11/2022/TT-BKHCN.
Thông tư 11/2022/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?