Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động như nào?
- Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động như nào?
- Trách nhiệm của bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động và các cơ quan liên quan được quy định như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động như nào?
Ngày 11/02/2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
TẢI VỀ Toàn văn Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH
Theo đó, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
(1) Phạm vi điều chỉnh
Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động
(2) Đối tượng áp dụng
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Ngoài ra, tại Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH, quy định điều kiện lao động gồm 06 loại cụ thể như sau:
- Loại I.
- Loại II.
- Loại III.
- Loại IV.
- Loại V.
- Loại VI.
Lưu ý: Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2025.
Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động như nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động và các cơ quan liên quan được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động và các cơ quan liên quan được quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động phải kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Chương II Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; căn cứ vào kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại để đánh giá việc cải thiện điều kiện lao động của các nghề, công việc đang áp dụng; nếu cần xác định loại điều kiện lao động thì thực hiện theo phương pháp quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH.
- Hằng năm, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ động rà soát điều kiện lao động của các nghề, công việc thuộc ngành, lĩnh vực của mình; nếu cần xác định loại điều kiện lao động thì thực hiện theo theo phương pháp quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH.
- Trường hợp phát sinh nghề, công việc mới có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động thực hiện đánh giá, xếp loại điều kiện lao động theo quy định tại Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH để xác định loại điều kiện lao động của nghề, công việc đó.
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
+ Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
+ Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
+ Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
+ Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
+ Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
+ Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
+ Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/130225/dieu-kien-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/130225/tieu-chuan-lao-dong-5.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/130225/TIEU-CHUAN-DIEU-KIEN-LAO-DONG.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/MHTL/281023/dieu-kien-lao-dong-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022/ThanhNgan/150822/dieu-kien-lao-dong.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo Quyết định 1334 thực hiện như thế nào?
- Kinh doanh vận tải đường bộ là gì? Đơn vị kinh doanh vận tải là đơn vị nào? Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải có thời hạn bao lâu?
- Người điều khiển xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Bằng lái A1 có chạy được xe 175cc? Bằng lái A1 cấp trước ngày 01/01/2025 đổi sang bằng lái xe hạng A thì có chạy được xe 175cc?
- Đường quốc lộ là đường nối liền từ đâu đến đâu? Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý đường quốc lộ đúng không?