Thông tư 02/2023/TT-BYT: Bổ sung thêm bệnh COVID-19 trong danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội?
Bổ sung thêm bệnh COVID-19 trong danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội đúng không?
Ngày 09/02/2023, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BYT để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Theo đó, căn cứ tại Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội
1. Bổ sung Khoản 35 vào Điều 3 thứ nhất như sau: “35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư này”.
2. Sửa đổi Điều 3 thứ hai thành Điều 3a.
3. Bổ sung Phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bổ sung Phụ lục 36 Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2 ban hành kèm theo Thông tư này.
So sánh với Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
- Nhóm bệnh bụi phổi nghề nghiệp do silic, amiăng, bông, talc, than và bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh hen nghề nghiệp.
- Nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do chì, benzen và đồng đẳng, thủy ngân, mangan, trinitrotoluen, asen, hóa chất bảo vệ thực vật, nicotin, cacbon monoxit, cadimi.
- Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý tác động gồm điếc do tiếng ồn, bệnh giảm áp, bệnh do rung toàn thân và rung cục bộ, bệnh phóng xạ, bệnh đục thể thủy tinh.
- Nhóm bệnh da nghề nghiệp gồm bệnh nốt dầu, bệnh sạm da, bệnh viêm da tiếp xúc do crôm, bệnh da do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài, tiếp xúc cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su.
- Nhóm bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp gồm: bệnh Leptospira, viêm gan virut B, lao, HIV, viêm gan virut C, ung thư trung biểu mô.
Theo đó, Thông tư 02/2023/TT-BYT đã bổ sung bệnh COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, Thông tư 02/2023/TT-BYT đã bổ sung thêm phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp và phụ lục 36 Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2.
Thông tư 02/2023/TT-BYT : Bổ sung thêm bệnh COVID-19 trong danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội?
Những người lao động làm nghề, công việc nào thường tiếp xúc với nguồn vi rút SARS-CoV-2?
Căn cứ tại Mục 3 phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT có hướng dẫn các nghề, công việc thường tiếp xúc với nguồn vi rút SARS-CoV-2 bao gồm:
- Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.
- Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2.
- Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 gồm:
+ Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà;
+ Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19;
+ Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19;
+ Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19;
+ Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng;
+ Chiến sỹ, sĩ quan thuộc lực lượng công an;
+ Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19.
Người sử dụng lao động có phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động hằng năm không?
Căn cứ vào Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.”
Theo đó thì hằng năm người sử dụng lạo động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 01 lần cho người lao động.
Đồng thời khi tổ chức khám sức khỏe thì đối với người lao động làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Thông tư 02/2023/TT-BYT sẽ có hiệu lực vào ngày 01/4/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?