Thời hạn công khai báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp là khi nào? Công khai báo cáo tài chính năm trễ hơn quy định thì bị xử phạt bao nhiêu?
Thời hạn công khai báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp là khi nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 32 Luật Kế toán 2015 có quy định:
Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
...
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
Theo đó, thời hạn công khai báo cáo tài chính năm là trong 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015 thì kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
Theo đó, căn cứ vào quy định về kỳ kế toán năm mà doanh nghiệp mình đang áp dụng mà thời hạn công khai báo cáo tài chính năm là trong 120 ngày kể từ ngày này.
Lưu ý: Đối với trường hợp pháp luật chuyên ngành như chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định thời hạn công khai báo cáo tài chính khác thì thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
Thời hạn công khai báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp là khi nào? Công khai báo cáo tài chính năm trễ hơn quy định thì bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính năm trễ hơn quy định thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
Theo đó, nếu công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng thì chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Còn nếu công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên thì chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Doanh nghiệp phải công khai những nội dung gì trong báo cáo tài chính?
Căn cứ Điều 31 Luật Kế toán 2015 có quy định:
Nội dung công khai báo cáo tài chính
1. Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
3. Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ;
d) Thu nhập của người lao động;
đ) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Theo đó, nội dung công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Kết quả hoạt động kinh doanh;
- Trích lập và sử dụng các quỹ;
- Thu nhập của người lao động;
- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuyết minh về bánh chưng hay, chọn lọc? Viết đoạn văn thuyết minh về bánh chưng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Lời chúc kỷ niệm Ngày 3 2? Ngày 3 2 là ngày lễ lớn của Đất nước? 11 Nội dung tuyên truyền Ngày 3 2 theo Hướng dẫn 175?
- Viết đoạn văn ngắn về ngày Tết lớp 3 ngắn nhất? Bài văn tả về Tết lớp 3 hay? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Mẫu tờ trình đề nghị gia hạn quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất?
- Thắp hương ông Công ông Táo ngày nào đẹp 2025? Ngày đẹp thắp hương ông Công ông Táo 2025 mới nhất?