Thị trường các-bon là gì? Hiện nay Việt Nam có thị trường các-bon nào hoạt động hay không? Tổ chức và phát triển thị trường các-bon như thế nào?

Tôi ở nước ngoài, thấy trên thế giới hiện nay có rất nhiều nước thực hiện mua bán tín chỉ phát thải trên thị trường các-bon. Điều này vừa hướng đến mục tiêu kiểm soát và giảm lượng khí thải đồng thời cũng tạo thành một nguồn thu nhập cho các bên. Vì thế tôi muốn hỏi rằng tại Việt Nam đã có hoạt động mua bán tín chỉ phát thải trên thị trường các-bon hay chưa? Nếu chưa thì quy định pháp luật Việt Nam có quy định về vấn đề này hay không? Tôi xin cảm ơn!

Thị trường các-bon là gì?

Thuật ngữ thị trường các-bon bắt nguồn từ Nghị định định thư Kyoto 1977 của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Theo Điều 17 Nghị định thư Kyoto 1997 thì thị trường carbon được hiểu là các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu đã cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện một loại hàng hóa mới được tạo ra dưới dạng chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon (CO2) là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Thị trường các-bon là gì?

Thị trường các-bon là gì?

Thị trường các-bon tại Việt Nam quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:

"Điều 91. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
...
2. Nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
a) Tổ chức thực hiện hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hấp thụ khí nhà kính theo lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế;
b) Kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành, lĩnh vực và cấp cơ sở có liên quan;
c) Kiểm tra việc tuân thủ quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc thực hiện cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phạt thải khí nhà kính;
d) Xây dựng và triển khai cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước."

Theo đó việc tổ chức và phát triển thị trường các-bon đã lần đầu được xuất hiện trong quy định pháp luật về bảo vệ môi trường Việt Nam. Đây là điểm mới nổi bật của Luật Bảo vệ môi trường 2020 so với Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước được quy định như thế nào?

Theo Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định tổ chức và phát triển thị trường các-bon như sau:

"Điều 139. Tổ chức và phát triển thị trường các-bon
1. Thị trường các-bon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc danh mục quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường các-bon trong nước.
3. Căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính bao gồm:
a) Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và chiến lược, quy hoạch phát triển khác có liên quan;
b) Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực và cơ sở thuộc danh mục quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này;
c) Lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.
4. Cơ sở phát thải khí nhà kính chỉ được phát thải khí nhà kính trong hạn ngạch đã được phân bổ; trường hợp có nhu cầu phát thải vượt hạn ngạch được phân bổ thì mua hạn ngạch của đối tượng khác thông qua thị trường các-bon trong nước.
5. Cơ sở phát thải khí nhà kính thực hiện giảm phát thải khí nhà kính hoặc không sử dụng hết hạn ngạch phát thải được phân bổ thì được bán lại cho đối tượng khác có nhu cầu thông qua thị trường các-bon trong nước.
6. Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được phép trao đổi tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon trong nước.
7. Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia thị trường các-bon trong nước thực hiện trao đổi, đấu giá, vay mượn, nộp trả, chuyển giao hạn ngạch, tín chỉ các-bon; thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm.
9. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thành lập thị trường các-bon trong nước.
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều này; tổ chức vận hành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới.
11. Chính phủ quy định chi tiết Điều này, chi phí phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, lộ trình, thời điểm triển khai thị trường các-bon trong nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."
Thị trường các-bon
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thị trường cacbon trong nước gồm các hoạt động nào? Ai có trách nhiệm ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường cacbon?
Pháp luật
Từ năm 2025, thị trường các-bon chính thức đưa vào hoạt động tại thị trường Việt Nam? Cơ quan nào có trách nhiệm phát triển thị trường các-bon?
Pháp luật
Thị trường các-bon là gì? Hiện nay Việt Nam có thị trường các-bon nào hoạt động hay không? Tổ chức và phát triển thị trường các-bon như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thị trường các-bon
15,570 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thị trường các-bon
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào