Theo dõi tình hình thực thi pháp luật năm 2024 trong lĩnh vực hàng không dân dụng gồm những nội dung nào?
Theo dõi tình hình thực thi pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại Mục II Quyết định 363/QĐ-CHK 2024 quy định công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực về giao thông vận tải do Cục Hàng không Việt Nam quản lý, bao gồm lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay; quản lý cảng hàng không, sân bay; quản lý hoạt động bay; vận tải hàng không; khoa học, công nghệ và môi trường; đào tạo nhân viên hàng không; an ninh hàng không thông qua những hoạt động như sau:
- Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật
+ Nội dung hoạt động:
++ Thu thập thông tin từ văn bản, báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình thi hành pháp luật.
++ Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân phản ánh, cung cấp.
+ Cơ quan thực hiện: các cơ quan, đơn vị thuộc Cục, các Cảng vụ hàng không
+ Thời gian thực hiện: Cả năm 2024.
- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
+ Nội dung hoạt động: Kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao quản lý.
Thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với những vấn đề nóng, nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Cơ quan thực hiện: Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế, các cơ quan, đơn vị thuộc Cục, các Cảng vụ hàng không
+ Thời gian thực hiện: Cả năm 2024.
+ Sản phẩm đầu ra: Thông báo kết luận kiểm tra và các văn bản cần thiết khác trong phạm vi thẩm quyền.
- Hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật
+ Nội dung hoạt động: Tổ chức hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
+ Cơ quan thực hiện: Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế, các cơ quan, đơn vị thuộc Cục.
+ Thời gian thực hiện: Cả năm 2024.
+ Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát.
- Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Căn cứ kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cơ quan, đơn vị được phân công theo dõi báo cáo Lãnh đạo Cục, đề xuất với Bộ Giao thông vận tải xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo các nội dung sau:
+ Ban hành kịp thời, đầy đủ văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Kịp thời tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực.
Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, phổ biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật.
+ Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Như vậy, công tác theo dõi tình hình thực thi pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng chủ yếu thông qua 4 hoạt động: Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật; Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; Hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật; Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Theo dõi tình hình thực thi pháp luật năm 2024 trong lĩnh vực hàng không dân dụng gồm những nội dung nào?
Quy định về Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 59/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP quy định về Cộng tác viên thực thi pháp luật như sau:
- Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp huy động Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu được huy động tham gia làm cộng tác viên phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cá nhân được huy động tham gia làm cộng tác viên phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
- Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy các cá nhân, tổ chức được huy động bởi cơ quan có thẩm quyền tham gia làm cộng tác viên theo chế độ hợp đồng phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp và am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật để thực hiện hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Kinh phí thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật lấy từ nguồn nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 59/2012/NĐ-CP quy định kinh phí thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:
Kinh phí thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị. Việc lập dự toán, phân bổ kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Theo quy định trên, kinh phí thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được sử dụng là từ nguồn ngân sách nhà nước các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?