Thế nào là thỏa thuận quốc tế? Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế là gì?
- Thỏa thuận quốc tế là gì? Rút khỏi thỏa thuận quốc tế là gì?
- Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế là gì?
- Nội dung chi cho công tác tổ chức thực hiện điều ước quốc tế bao gồm những gì?
- Nội dung chi cho việc lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế gồm những gì?
Thỏa thuận quốc tế là gì? Rút khỏi thỏa thuận quốc tế là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 định nghĩa thỏa thuận quốc tế như sau:
Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
Căn cứ tại khoản 8 Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 định nghĩa rút khỏi thỏa thuận quốc tế như sau:
Rút khỏi thỏa thuận quốc tế là hành vi do bên ký kết Việt Nam thực hiện để từ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của thỏa thuận quốc tế.
Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 65/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế như sau:
- Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Việc bố trí kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của các cơ quan phải căn cứ trên cơ sở chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan thực hiện công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế theo phân cấp ngân sách hiện hành quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; riêng kinh phí chi cho nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định điều ước quốc tế là khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt.
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Trường hợp công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế được tài trợ từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân khác ở trong và ngoài nước thì việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn tài trợ đó.
Thế nào là thỏa thuận quốc tế? Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung chi cho công tác tổ chức thực hiện điều ước quốc tế bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 65/2021/NĐ-CP quy định nội dung chi cho công tác tổ chức thực hiện điều ước quốc tế bao gồm:
- Mua, thu thập tài liệu phục vụ trực tiếp việc thực hiện điều ước quốc tế;
- Xây dựng kế hoạch, đề án thực hiện điều ước quốc tế;
- Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế;
- Dịch tài liệu phục vụ trực tiếp việc thực hiện điều ước quốc tế;
- Đóng góp tài chính hoặc niên liễm cho tổ chức quốc tế được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Tổ chức đối thoại, hội nghị ở Việt Nam hoặc tham dự hội nghị ở nước ngoài về việc thực hiện điều ước quốc tế;
- Triển khai các nhiệm vụ của cơ quan trung ương theo điều ước quốc tế, cơ quan đầu mối theo dõi thi hành điều ước quốc tế theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Xây dựng, dịch thuật báo cáo quốc gia về việc thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Tổ chức họp, hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia về báo cáo quốc gia, phương án đánh giá chéo báo cáo quốc gia của nước khác theo quy định của điều ước quốc tế.
- Tổ chức đoàn công tác để trình bày và bảo vệ báo cáo quốc gia, đánh giá chéo báo cáo quốc gia của nước khác theo quy định của điều ước quốc tế.
- Xây dựng các báo cáo chuyên đề và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, cơ quan có thẩm quyền đối với việc thực thi điều ước quốc tế.
Nội dung chi cho việc lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 65/2021/NĐ-CP quy định nội dung chi cho việc lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế gồm:
- Lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
- Lưu trữ điều ước quốc tế; văn bản quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế; văn bản thông báo đối ngoại, văn kiện phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế; giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế; giấy ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế và các văn kiện khác có liên quan.
- Sao lục điều ước quốc tế.
- Đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan đề xuất và của Bộ Ngoại giao.
- Cấp bản sao điều ước quốc tế.
- Xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế của Việt Nam đặt tại Bộ Ngoại giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?