Thế nào là dược lâm sàng? Người làm công tác dược lâm sàng cần phải đáp ứng các điều kiện gì?
Thế nào là dược lâm sàng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Luật Dược 2016 quy định về khái niệm dược lâm sàng cụ thể như sau:
Dược lâm sàng là hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.
Theo đó, Dược lâm sàng là hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc
Thế nào là dược lâm sàng? Người làm công tác dược lâm sàng cần phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hoạt động dược lâm sàng bao gồm những nội dung nào?
Về nội dung của hoạt động dược lâm sàng thì tại Điều 80 Luật Dược 2016 quy định cụ thể như sau:
- Tư vấn trong quá trình xây dựng danh Mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm Mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc.
- Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng.
- Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
- Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Người làm công tác dược lâm sàng cần phải đáp ứng các điều kiện gì?
Tại Điều 4 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cần phải đáp ứng của những người làm công tác dược lâm sàng cụ thể như sau:
- Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược trở lên (được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam).
- Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền có một trong các văn bằng sau đây (được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam):
+ Văn bằng đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và có một trong các văn bằng, chứng chỉ về y dược cổ truyền quy định tại điểm i và l khoản 1 Điều 13 Luật Dược;
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược cổ truyền trở lên;
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền trở lên.
- Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp người làm công tác dược lâm sàng cũng chính là người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Dược.
Quy định về hoạt động dược lâm sàng như thế nào?
Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Điều 6 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược cụ thể là:
- Tư vấn trong quá trình xây dựng các danh mục thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
- Tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc
- Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng
- Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này
- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc
- Tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm tương đương sinh học của thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các nghiên cứu khoa học khác về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh
Đối với hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh thì tại Điều 7 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định:
Người làm công tác dược lâm sàng tham gia phân tích, giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với từng người bệnh, người làm công tác dược lâm sàng phải thực hiện các hoạt động sau:
- Khai thác thông tin của người bệnh, bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án, tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh, bao gồm:
+ Tiền sử sử dụng thuốc;
+ Tóm tắt các dữ kiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có.
- Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh trong quá trình đi buồng bệnh hoặc xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, bao gồm:
+ Chỉ định;
+ Chống chỉ định;
+ Lựa chọn thuốc;
+ Dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng, đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc;
+ Các tương tác thuốc cần chú ý;
+ Phản ứng có hại của thuốc.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
- Phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.
Hoạt động dược lâm sàng tại bộ phận dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược
Về hoạt động dược lâm sàng tại bộ phận dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược thì tại Điều 8 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định:
Bộ phận dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược phải thực hiện các hoạt động dược lâm sàng theo quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 6 Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.
Hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
- Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc
- Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý
- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?