Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?

Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?

Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc trung ương từ năm 2025 đúng không? Năm 2024 có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?

"Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc trung ương từ năm 2025 đúng không? Năm 2024 có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây. Dưới đây là giải đáp những thắc mắc trên.

Năm 2024 có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?

Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 về Quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2023 "Danh mục các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III" cụ thể như sau:

Bảng 1. Danh mục các đô thị trực thuộc Trung ương hoặc tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

STT

Đô thị

Dự kiến loại đô thị đến năm 2030

I

Đô thị trực thuộc trung ương


1

Thủ đô Hà Nội

Loại đặc biệt

2

Thành phố Hồ Chí Minh

Loại đặc biệt

3

Hải Phòng

Loại I

4

Cần Thơ

Loại I

5

Đà Nẵng

Loại I

II

Tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương


...

...

...

Như vậy, năm 2024 có 5 thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Thủ đô Hà Nội

+ Thành phố Hồ Chí Minh

+ Hải Phòng

+ Cần Thơ

+ Đà Nẵng

Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc trung ương từ năm 2025 đúng không?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Phần II Điều 1 Quyết định 1745/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) với những nội dung sau:
...
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ
..
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5 - 4%/năm; công nghiệp xây dựng 10 -11%/năm; dịch vụ 11,5 - 12,5%/năm;
+ Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5 - 7%; công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 33 - 35%; dịch vụ chiếm khoảng 54 - 56% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7 - 8%;
+ GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD;
+ Đóng góp vào GRDP một số lĩnh vực kinh tế quan trọng: Kinh tế số khoảng 30%, kinh tế biển khoảng 35 - 40%; mức đóng góp năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 50%;
+ Tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 10%/năm;
+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 7 - 8%/năm;
+ Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%;
+ Thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); Chỉ số chuyển đổi số (DTI).
- Về xã hội:
...

Như vậy, mục tiêu phát triển tổng quát tại Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?

Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không? (Hình từ Internet)

Danh mục dự án ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào?

Căn cứ theo Phần A Phụ lục XXI ban hành kèm theo Quyết định 1745/QĐ-TTg năm 2023 nêu rõ danh mục dự án ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

STT

Tên dự án

I

Các dự án trung ương đầu tư

1

Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông

2

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

3

Nâng cấp quốc lộ 49A đoạn Thuận An - A Lưới

4

Nâng cấp cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài và cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng trở thành các cửa khẩu quốc tế

5

Quốc lộ 49D từ Cảng Điền Lộc đến quốc lộ 49, Hương Trà

6

Mở rộng hầm Phước Tượng, Phú Gia

7

Nâng cấp Sân bay Quốc tế Phú Bài

8

Nâng cấp tuyến vận tải thủy chính tuyến phá Tam Giang đến đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III

9

Dự án hồ chứa nước Thủy Cam

10

Dự án hồ chứa nước Ô Lâu Thượng

11

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện quốc tế cơ sở 2

12

Xây dựng Viện Công nghệ sinh học - Đại học Huế tại thị xã Hương Trà

13

Xây dựng, nâng cấp đập ngăn mặn Cửa Lác, kết hợp giao thông đường bộ (nối quốc lộ 49B - đường Tây phá)

14

Dự án sửa chữa, nâng cấp đập Thảo Long (nâng cấp thay mới 10 cửa van và thiết bị đóng mở dự phòng)

II

Các dự án tỉnh quản lý đầu tư

1

Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An

2

Đường La Sơn - Chân Mây

3

Chống sạt lở bờ biển, bờ sông (sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Nong, sông Truồi, sông Cầu Hai, sông Bù Lu…)

4

Đê chắn sóng phía Tây cảng Chân Mây

5

Đê chắn sóng phía Bắc cảng Chân Mây (giai đoạn 3)

6

Đường và cầu Hà Trung (đường La Sơn - Hà Trung)

7

Cầu Vĩnh Tu

8

Cầu nối Phú Đa đi xã Vinh Xuân

9

Tuyến Tây phá Tam Giang - Cầu Hai từ Phong Bình (Phong Điền) - Vinh Hiền (Phú Lộc)

10

Nâng cấp đường 74 (Nam Đông - A Lưới)

11

Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà; tuyến đường huyện Quảng Điền kết nối với thành phố Huế; tuyến đường kết nối trung tâm huyện Phú Vang với thành phố Huế

12

Hệ thống đường thủy nội địa kết nối Khu Lăng Cô - Cảnh Dương đến vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

13

Nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường huyện xã

14

Xây dựng Tuyến kênh từ hồ Hòa Mỹ cấp nước vùng cát Phong Quảng Điền

15

Tuyến kênh từ cống đập Tả Trạch xuống sông Nông 1,52m3/s, chiều dài tuyến dự kiến 5,7 km

16

Tuyến ống chuyển nước từ hồ Truồi sang vùng Nam Phú Lộc cấp cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

17

Hệ thống thu gom nước thải và Nhà máy xử lý nước thải khu vực Bắc Sông Hương

18

Khu xử lý chất thải rắn tập trung phía Bắc tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà

19

Cải tạo, nâng công suất các nhà máy nước hiện có. Đầu tư xây mới các nhà máy nước: Lộc Bổn, Hương Vân, Phong Thu 2, Lộc Thủy, Nam Đông 2, A Sáp, A Lin, Lâm Đớt,... và một số nhà máy (trạm) cấp nước sạch khác tại các địa phương vùng sâu, vùng xa có địa hình bị chia cắt

20

Dự án di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế và dân cư sinh sống trong các công trình di tích còn lại

21

Dự án xây dựng các khu tái định cư phục vụ di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế và dân cư sinh sống trong các công trình di tích còn lại

22

Trùng tu Quần thể di tích Cố đô Huế và các dự án khác theo Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

23

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Điều phối ghép tạng và Bảo trì ghép mô

24

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm các Trường - Viện tại khu đô thị An Vân Dương

25

Hạ tầng Khu quy hoạch Đại học Huế tại Trường Bia

26

Dự án “Đầu tư hạ tầng Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung”

27

Hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung (Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung)

28

Đô thị Phong Điền

29

Đô thị Chân Mây Lăng Cô

30

Đường 71 (Phong Điền - A Lưới)

31

Quốc lộ 49E từ quốc lộ 1, Phú Lộc đến Cửa khẩu A Đớt

32

Quốc lộ 49F từ quốc lộ 49B, Phong Điền đến Cửa khẩu Hồng Vân

Mục đích, nguyên tắc phân loại đô thị như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 nêu rõ mục đích, nguyên tắc phân loại đô thị như sau:

- Phân loại đô thị nhằm xác lập cơ sở đánh giá chất lượng đô thị; tổ chức, sắp xếp và quản lý, phát triển hệ thống đô thị, các khu vực nội thành, nội thị, ngoại thành, ngoại thị, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập quận, phường; phản ánh đúng trình độ phát triển đô thị, đô thị hóa; làm căn cứ cho công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, hoạch định chính sách phát triển đô thị; thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và điều kiện sống đô thị.

- Phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị các cấp để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

- Đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị, khu vực dự kiến thành lập quận, phường được quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng.

- Phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị, đánh giá tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường là một trong những cơ sở để xem xét thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính. Phạm vi phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính đô thị.

- Phân loại đô thị được áp dụng theo vùng miền, theo yếu tố đặc thù và thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí phân loại đô thị.

Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
Phân loại đô thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại Đô thị loại 2 là gì? Thang điểm phân loại đô thị loại 2 với từng tiêu chí thế nào?
Pháp luật
Đô thị loại 1 phải có cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội đạt các tiêu chuẩn nào? Đô thị loại 1 có quy mô dân số từ bao nhiêu người trở lên?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định công nhận Đô thị loại 5? Đơn vị hành chính nào được phân loại đô thị theo tiêu chí Đô thị loại 5?
Pháp luật
Quy định mới về đề án phân loại đô thị? Ai có thẩm quyền thẩm định đề án phân loại đô thị?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thẩm định báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị, báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị thế nào?
Pháp luật
Thủ tục thẩm định đề án phân loại đô thị loại I, II, III và loại IV như thế nào? Hồ sơ trình thẩm định đề án gồm có những gì?
Pháp luật
Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, đánh giá phân loại đô thị để thực hiện sắp xếp ĐVHC đô thị cấp huyện, cấp xã được hướng dẫn bởi Bộ Xây dựng ra sao?
Pháp luật
Bộ Xây dựng: Rà soát công tác phân loại đô thị đối với các đô thị loại V trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
394 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương Phân loại đô thị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương Xem toàn bộ văn bản về Phân loại đô thị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào