Tháng mấy đi học lại sau hè 2023? Dự kiến ngày làm lễ khai giảng năm học 2023 2024 ở các địa phương là khi nào?
Tháng mấy đi học lại sau hè 2023? Ngày khai giảng dự kiến?
Căn cứ Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT năm 2022 về khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Học sinh các cấp đã hoàn thành chương trình năm học 2022 - 2023 từ ngày 31/5/2023 và đang trong thời gian nghỉ hè.
Thông thường các năm, lịch đi học lại sau hè của học sinh sẽ sớm hơn ngày tổ chức khai giảng từ 01 đến 02 tuần. Trong đó, ngày khai giảng thường rơi vào đầu tháng 9.
Tương tự như năm 2022 - 2023, tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT năm 2022 có quy định về khung thời gian tựu trường như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2022.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2023, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2023 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2023.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2023.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2023.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo nguyên tắc đó, dự kiến trong năm nay, thời gian đi học lại sau hè 2023 sẽ là cuối tháng 8.
Lịch đi học lại chính thức sẽ do UBND các tỉnh quyết định dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lịch đi học lại sau hè 2023 trên 63 tỉnh thành? Dự kiến ngày làm lễ khai giảng năm học là khi nào? (Hình từ Internet)
Độ tuổi nhập học của học sinh đầu cấp là bao nhiêu?
Căn cứ Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học và Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tại khoản 1 Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định về tuổi nhập học của học sinh lớp 1 như sau:
Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Đồng thời, khoản 1 Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về độ tuổi nhập học của học sinh lớp 6 và học sinh lớp 10 như sau:
Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì độ tuổi nhập học đầu cấp của học sinh được xác định như sau:
- Đối với học sinh lớp 1: 06 tuổi
- Đối với học sinh lớp 6: 11 tuổi
- Đối với học sinh lớp 10: 15 tuổi
Trẻ em dân tộc thiểu số được nhập học lớp 1 trễ hơn bao lâu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT như sau:
Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Theo đó, trẻ em dân tộc thiểu số được nhập học lớp 1 trễ hơn tuổi quy định tối đa 3 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?
- Việc cho vay nội bộ trong hợp tác xã cần phải thông qua ai? Khung lãi suất cho vay nội bộ trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?
- Cơ chế xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân? Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản nào?