Tham nhũng là gì? Người tố cáo hành vi tham nhũng có được pháp luật bảo vệ bằng hình thức nào không?
Tham nhũng là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Trong đó:
- Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
- Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
Tham nhũng là gì? Người tố cáo hành vi tham nhũng có được pháp luật bảo vệ bằng hình thức nào không?
Những người tố cáo hành vi tham nhũng có được pháp luật bảo vệ bằng hình thức nào không?
Theo Điều 10 Thông tư 145/2020/TT-BCA về người tố cáo hành vi tham nhũng có được pháp luật bảo vệ như sau:
Biện pháp bảo vệ
Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định tại Điều 58 Luật Tố cáo bao gồm:
Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm
1. Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.
2. Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.
3. Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.
5. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Đối tượng nào tố cáo hành vi tham nhũng được pháp luật bảo vệ?
Theo Điều 3 Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định như sau:
Những người được bảo vệ, phạm vi, nội dung bảo vệ và căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Những người được bảo vệ gồm: Người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi chung là người được bảo vệ). Người được bảo vệ đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
2. Phạm vi, nội dung bảo vệ người được bảo vệ, gồm: Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Tài sản được bảo vệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ. Tài sản của người được bảo vệ tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
3. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ về việc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc do việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo hành vi tham nhũng được pháp luật bảo vệ như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ
Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật Tố cáo. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ không chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ trong trường hợp người được bảo vệ tự đề nghị chấm dứt, từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc không chấp hành các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Tố cáo.
Như vậy, theo quy định hiện hành, những người tố cáo hành vi tham nhũng được pháp luật bảo vệ bằng nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo an toàn sức khỏe, danh dự của người đó theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?