Tết Tây được gọi là gì? Tết dương lịch còn được gọi là gì? Tết Dương lịch 2025 nghỉ mấy ngày?
Tết Tây được gọi là gì? Tết dương lịch còn được gọi là gì?
"Tết Tây được gọi là gì? Tết dương lịch còn được gọi là gì?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây. Dưới đây là giải đáp những câu hỏi trên.
Tết Tây là một cách gọi khác của Tết Dương lịch, Tết Dương hay Tết Quốc Tế (tiếng Anh: New Year's Day, New Year's hoặc New Year). Đây là ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregorius (lịch dương). Tết Dương lịch đánh dấu sự khép lại của năm cũ và mở ra một năm mới với nhiều hy vọng và dự định mới.
Ngày Tết Dương lịch được tổ chức rộng rãi trên khắp thế giới với nhiều hoạt động như bắn pháo hoa, tổ chức tiệc tùng, và trao nhau những lời chúc tốt đẹp. Đây là dịp để mọi người nhìn lại những gì đã qua và đặt ra những mục tiêu mới cho năm tới
Thông tin "Tết Tây được gọi là gì? Tết dương lịch còn được gọi là gì?" mang tính chất tham khảo.
Tết Tây được gọi là gì? Tết dương lịch còn được gọi là gì? Tết Dương lịch 2025 nghỉ mấy ngày? (Hình từ Internet)
Tết Dương lịch 2025 nghỉ mấy ngày?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì Tết Dương lịch 2025 người lao động được nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008, Điều 13 Luật Viên chức 2010 thì cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có đưa ra nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương thì các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
Theo Lịch vạn niên 2025, Tết Dương lịch 2025 rơi vào thứ 4 trong tuần (nhằm ngày 2/12/2024 âm lịch).
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 chính thức như sau:
(1) Đối với người lao động:
Được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 dương lịch nhằm ngày 2/12/2024 âm lịch (vào thứ 4 trong tuần).
*Lưu ý: Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với Tết Dương lịch 2025 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
(2) Đối với cán bộ, công chức, viên chức:
Được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 dương lịch nhằm ngày 2/12/2024 âm lịch (vào thứ 4 trong tuần).
(3) Giáo viên, học sinh:
Được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 dương lịch nhằm ngày 2/12/2024 âm lịch (vào thứ 4 trong tuần).
Năm 2025 Người lao động được nghỉ lễ, tết vào những ngày nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, năm 2025 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết âm lịch và Quốc khánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền của bên bảo lãnh đối ứng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh đối ứng thế nào?
- Số tiền lì xì đẹp Tết là bao nhiêu? Số tiền lì xì may mắn cho người yêu? Tiền lì xì của công ty có tính thuế TNCN không?
- Thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên từ 1/1/2025 như thế nào?
- Quy định về đồng bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?
- Ngày thể thao Việt Nam là ngày nào? Ngày thể thao Việt Nam hằng năm người lao động có được nghỉ làm hưởng lương không?