TCVN 7983:2015 yêu cầu về cách tiến hành xác định tỉ lệ thu hồi gạo lật từ thóc được quy định như thế nào?
TCVN 7983:2015 yêu cầu về cách tiến hành xác định tỉ lệ thu hồi gạo lật từ thóc như thế nào?
Tại Mục 8 Tiêu chuẩn Quốc gia gạo - xác định tỷ lệ thu hồi tiềm năng từ thóc và gạo lật TCVN 7983:2015 yêu cầu về cách tiến hành xác định tỉ lệ thu hồi gạo lật từ thóc như sau:
* Điều chỉnh thiết bị
- Điều chỉnh máy xay phòng thử nghiệm
Điều chỉnh thiết bị thử nghiệm trước khi tiến hành thử nghiệm.
Máy xay phòng thử nghiệm (5.2) được xem là hiệu chỉnh đúng khi xay mẫu gạo có kích thước hạt giống với kích thước hạt của mẫu phòng thử nghiệm, mà không xảy ra các hiện tượng sau đây:
+ gạo lật bị trầy xước phần vỏ lụa,
+ có lẫn thóc hoặc gạo lật trong trấu,
+ có lẫn trấu trong gạo lật.
- Chỉnh máy xát phòng thử nghiệm
Chỉnh máy xát phòng thử nghiệm (5 3) bằng các mẫu gạo lật có kích thước hạt giống với kích thước hạt của mẫu phòng thử nghiệm để loại bỏ một phần khối lượng, (f ± 0,5) %, của gạo lật sao cho chênh lệch, D, giữa khối lượng của gạo xát nguyên (gạo nguyên bao gồm cả các hạt nguyên vẹn) và khối lượng của hạt xay nguyên vẹn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Đối với hạt có chiều dài trung bình ≤ 7,00 mm: D ≤ 3 %,
+ Đối với hạt có chiều dài trung bình > 7,00 mm: D ≤ 5 %.
Giá trị f phải được các bên liên quan chấp nhận.
* Xác định tỉ lệ thu hồi gạo lật (xem Hình A.1)
Lấy mẫu thử và chia nhỏ để thu được các phần thích hợp với máy xay. Cho qua thiết bị hút để loại bỏ các vật chất nhẹ, sau đó dàn mỏng mẫu và loại bỏ các tạp chất lạ. Cân chính xác đến 0,01 g. Nên lấy ít nhất là 200 g.
Xay mẫu thóc bằng máy xay phòng thử nghiệm (5.2). Các hạt thóc chưa được xay phải được tách bằng tay và xay lại một lần nữa. Sau đó, thóc còn lại phải được xay lại bằng tay và gộp vào phần gạo lật.
Cân tổng lượng gạo lật chính xác đến 0,01 g.
Thực hiện phép xác định lặp lại.
* Xác định tỉ lệ thu hồi gạo xát nguyên
- Từ thóc hoặc thóc đồ (xem Hình A.2)
+ Tiến hành theo 8.2 để thu được gạo lật.
Chia gạo lật thành các phần phù hợp với máy xát. Cân và ghi lại khái lượng chính xác đến 0,01 g. Nên lấy ít nhất 100 g.
+ Làm sạch kỹ máy xát phòng thử nghiệm (5.3). Cho mẫu gạo lật vào máy và xát trong thời gian cần thiết để loại bỏ một phần khối lượng (f ± 0,5) % khỏi tổng khối lượng Thời gian xát được xác định trước bằng cách thử trên từng mẫu thử.
Cân lượng gạo xát thu được và ghi lại khối lượng chính xác đến 0,01 g.
Tách phần gạo nguyên khỏi các hạt tám và cho vào các bát đựng riêng rẽ.
Cân phần gạo nguyên và ghi lại khối lượng chính xác đến 0,01 g.
*Thực hiện phép xác định lặp lại
- Từ gạo lật hoặc gạo lật đồ (xem Hình A.3)
+ Lấy mẫu thử và chia mẫu thử thành các phần thích hợp với máy xát. Cho qua thiết bị hút để loại bỏ các vật chất nhẹ, sau đó dàn mỏng mẫu và loại bỏ các tạp chất lạ. Cân chính xác đến 0,01 g. Nên lấy ít nhất là 100 g.
+ Tiếp tục theo 8.3.1,2.
Thực hiện phép xác định lặp lại.
TCVN 7983:2015 yêu cầu về cách tiến hành xác định tỉ lệ thu hồi gạo lật từ thóc như thế nào? (Hình từ Internet)
TCVN 7983:2015 yêu cầu về việc biểu thị kết quả xác định tỉ lệ thu hồi gạo lật từ thóc như thế nào?
Tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia gạo - xác định tỷ lệ thu hồi tiềm năng từ thóc và gạo lật TCVN 7983:2015 yêu cầu về biểu thị kết quả xác định tỉ lệ thu hồi gạo lật từ thóc như sau:
* Tính kết quả
Tính kết quả lấy tròn đến bốn chữ số thập phân, theo Bảng 1.
Bảng 1 - Tính tỉ lệ thu hồi
Biểu thị các kết quả tỉ lệ thu hồi theo phần trăm, theo các nguyên liệu ban đầu, như sau
Tỉ lệ thu hồi tiềm năng của gạo lật, yh
yh = y0 x 100 %
Tỉ lệ thu hồi tiềm năng của gạo xát, ym
ym = y0y1 x 100%
Tỉ lệ thu hồi của gạo xát nguyên, ymh
ymh = y0y2 x 100 %
Tính các kết quả đối với mỗi loại, lấy đến hai chữ số thập phân và báo cáo kết quả chính xác đến 0,1 %.
Yêu cầu về độ chụm trong việc xác định tỉ lệ thu hồi gạo lật từ thóc như thế nào?
Tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia gạo - xác định tỷ lệ thu hồi tiềm năng từ thóc và gạo lật TCVN 7983:2015 yêu cầu về cách tiến hành xác định tỉ lệ thu hồi gạo lật từ thóc như sau:
- Phép thử liên phòng thử nghiệm
Chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục B. Các giá trị thu được từ phép thử này có thể không áp dụng được cho các dải nồng độ và chất nền khác với nồng độ và nền mẫu đã nêu.
- Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành trên vật liệu thử giống hệt nhau, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không được quá 5 % các trường hợp lớn hơn trung bình cộng các giá trị đối với giới hạn lặp lại r từ phép thử liên phòng thử nghiệm.
+ 1 % đối với gạo lật;
+ 2 % đối với gạo xát nguyên.
- Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành thử trên vật liệu giống thử hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không được quá 5 % các trường hợp lớn hơn trung bình cộng của các giá trị đối với giới hạn tái lập R, từ phép thử liên phòng thử nghiệm.
+ 3 % đối với gạo lật;
+ 5 % đối với gạo xát nguyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?