TCVN 6160:1996 về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng? Yêu cầu về lối thoát nạn nhà cao tầng ra sao?
Phạm vi áp dụng TCVN 6160:1996 về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng thế nào?
Tiêu chuẩn TCVN 6160:1996 về phòng cháy chữa cháy - nhà cao tầng - yêu cầu thiết kế quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy chữa cháy (PCCC) khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo, mở rộng đối với các nhà, công trình dân dụng cao tầng.
Tiêu chẩn này không áp dụng cho các nhà, công trình cao trên 100m và các nhà hát, nhà thể thao, hội trường.
Các thuật ngữ được sử dụng trong Tiêu chuẩn TCVN 6160:1996 bao gồm:
- Nhà cao tầng là nhà và các công trình công cộng có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương từ 10 tầng đến 30 tầng).
- Chiều cao nhà cao tầng là độ cao được tính từ mặt vỉa hè đến mép dưới máng nước. Tum, bể nước, buồng máy của thang máy, máy móc, thiết bị hút khói bên trên mái không tính vào chiều cao hay số tầng của nhà cao tầng.
Tầng hầm, tầng nửa ngầm mà mặt trần của nó cao hơn mặt vỉa hè phía ngoài không quá 15 m thì không tính vào số tầng của nhà cao tầng đó.
TCVN 6160:1996 về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng? Yêu cầu về lối thoát nạn nhà cao tầng ra sao? (Hình từ Internet)
Nhà cao tầng phải đáp ứng các quy định chung nào về phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 6160:1996, quy định chung về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng bao gồm:
- Thiết kế PCCC cho công trình dân dụng cao tầng phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn an toàn PCCC khác có liên quan.
- Khi thiết kế PCCC cho nhà cao tầng để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, phải dựa vào quy hoạch của toàn khu, hay cụm và đồng thời kết hợp chặt chẽ với giải pháp thiết kế PCCC của công trình bên cạnh (tổ chức đường giao thông, hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, thông tin báo cháy...).
- Thiết kế nhà cao tầng phải được thoả thuận về thiết kế và thiết bị PCCC với cơ quan có thẩm quyền.
Yêu cầu về lối thoát nạn nhà cao tầng ra sao?
Căn cứ Mục 8 Tiêu chuẩn TCVN 6160:1996 như sau:
Lối thoát nạn.
8.1. Trong nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn để bảo đảm cho người thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.
8.2. Trong nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300 m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300 m2.
Chú thích:Ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.
8.3. Lối thoát nạn được coi là an toàn khi bảo đảm một trong các điều kiện sau :
a) Đi từ các phòng ở tầng l trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài;
b) Đi từ các phòng bất kì ở tầng nào đó (trừ tầng l) ra hành lang có lối ra;
- Cầu thang an toàn hay hành lang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà;
- Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.
c) Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát như chỉ dẫn ở phần a và b.
8.4. Cầu thang an toàn và hành lang an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút;
- Cửa ngăn cháy phải tự động đóng và được làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
- Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang;
- Có đèn chiếu sáng sự cố;
- Thang phải thông thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối lên mái.
8.5. Khoảng cách xa nhất cho phép tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến lối thoát gần nhất (không kể phòng vệ sinh, nhà tắm) không được lớn hơn:
- 50 m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25 m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà phụ trợ;
- 40 m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà công cộng, nhà ở tập thể hay căn hộ.
8.6. Chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang được tính:1m cho 100 người. Nhưng không được nhỏ hơn :
- 0,8 m cho cửa đi;
- 1 m cho lối đi;
- 1,4 m cho hành lang;
- 1,05 m cho vế thang.
8.7. Chiều cao cửa đi, lối đi trên đường thoát nạn phải bảo đảm không thấp hơn 2m; đối với tầng hầm, tầng chân tường không thấp hơn l,9m; đối với tầng hầm mái không thấp hơn l,5 m.
8.8. Cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có chiều rộng ít nhất 0,7 m;
- Góc nghiêng lớn nhất so với mặt nằm ngang không lơn hơn 600;
- Thang phải có tay vịn cao 0,8 m;
8.9. Số lượng bậc thang của mỗi vế thang không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18 bậc. Không được dùng thang xoáy ốc hoặc bậc thang hình dẻ quạt làm thang thoát nạn. Góc nghiêng lớn nhất của thang là l:l,75.
Như vậy, lối thoát nạn nhà cao tầng phải đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?