TCVN 6155:1996 về bình chịu áp lực? Vị trí lắp đặt bình áp lực, kho bảo quản chai chứa khí ra sao?

Cho tôi hỏi: TCVN 6155:1996 về bình chịu áp lực? Vị trí lắp đặt bình áp lực, kho bảo quản chai chứa khí ra sao? - Câu hỏi của chú G.P (Kiên Giang).

Phạm vi áp dụng TCVN 6155:1996 về bình chịu áp lực thế nào?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6155:1996 quy định những yêu cầu kĩ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa đối với các bình chịu áp lực thuộc phạm vi hiệu lực của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996.

- Người lắp đặt, sửa chữa bình phải có tư cách pháp nhân và được phép của cơ quan thẩm quyền theo quy định.

- Việc lắp đặt, sửa chữa và sử dụng các bình phải tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn hiện hành và tiêu chuẩn này. Khi lắp đặt hoặc sửa chữa các bộ phận chịu áp lực của bình phải tuân thủ thiết kế công nghệ lắp đặt hay sửa chữa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

TCVN 6155:1996 về bình chịu áp lực? Vị trí lắp đặt bình áp lực, kho bảo quản chai chứa khí ra sao?

TCVN 6155:1996 về bình chịu áp lực? Vị trí lắp đặt bình áp lực, kho bảo quản chai chứa khí ra sao? (Hình từ Internet)

Vị trí lắp đặt bình áp lực, kho bảo quản chai chứa khí ra sao?

Căn cứ Mục 3 TCVN 6155:1996, vị trí lắp đặt bình áp lực, kho bảo quản chai chứa khí được quy định như sau:

Vị trí lắp đặt bình áp lực, kho bảo quản chai chứa khí
3.1. Nhà đặt bình phải phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh công nghiệp, các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành có liên quan và tiêu chuẩn này để việc vận hành thuận tiện và an toàn.
3.2. Không cho phép đặt các bình sau đây ở trong hoặc gần kế những nhà có người ở những công trình công cộng hoặc công trình sinh hoạt.
a. Các bình chứa các môi chất không ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số p.V lớn hơn l0.000 (p tính bằng kG/cm2, V tính bằng lít).
b. Các bình chứa môi chất ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích số p.V lớn hơn 500.
Các bình nói trên phải đặt ở ngoài trời, nơi không tụ tập đông người hoặc phải đặt ở trong những công trình riêng biệt. Bình phải đặt vững chắc trên giá đỡ hoặc trên bệ máy.
3.3. Cho phép đặt các bình nói trong 3.2 sát với nhà sản xuất nhưng phải có tường chắc chắn ngăn cách. Nếu qui trình công nghệ yêu cầu phải đặt bình bên trong nhà sản xuất thì phải có các biện pháp an toàn đặc biệt và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3.4. Cho phép đặt bình dưới mặt đất nhưng phải bảo vệ không để ngập nước hoặc không bị gỉ mòn và phải có lối đi đến các bộ phận của bình để kiểm tra và thao tác vận hành.
3.5. Các sàn, cầu thang, giá treo... phục vụ cho việc quản lí vận hành không được làm ảnh hưởng đến độ bền và độ vững chắc của bình. Nếu hàn các kết cấu này vào bình thì phải được thiết kế phù hợp với TCVN 6153 : 1996. Nếu cần thiết thì hàn các đầu nối từ nơi chế tạo.
3.6. Các kho bảo quản chai đã nạp đầy khí phải làm một tầng, mái nhẹ và không có trần; tường vách ngăn và mái phải là vật liệu chống cháy theo quy định hiện hành cửa sổ và cửa ra vào phải mở ra phía ngoài, kính cửa phải là kính mở hoặc quét một lớp sơn trắng; chiều cao từ nền đến phần nhô ra thấp nhất của mái không được nhỏ hơn 3,25 mét.
Nền kho phải bằng phẳng nhưng không trơn trượt, nền kho chứa khí cháy phải lát bằng vật liệu không tạo ra tia lửa do va chạm hoặc cọ sát chai với nền.
3.7. Các kho chứa chai đã nạp đầy khí phải được thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh trong việc thiết kế các xí nghiệp công nghiệp.
Nhiệt độ trong kho không được cao hơn 35oC, nếu quá trị số này thì phải có biện pháp làm mát.
3.8. Các buồng của kho để bảo quản chai phải chia thành nhiều ngăn bằng tường chống cháy. Mỗi ngăn được phép chứa không quá 20m3 thể tích chai khí cháy hoặc khí độc, và không quá 40m3 thể tích chai khí không cháy và không độc.
Khi chứa các chai khí không cháy hoặc không độc có thể ngăn bằng vách ngăn chống cháy chiều cao không nhỏ hơn 2,5 mét với các cửa trống để người qua lại, còn khoảng trống phía trên đảm bảo cho việc cơ giới hoá. Mỗi ngăn có lối ra vào riêng.
3.9. Việc xây dựng các kho chứa chai khí cháy, khí nổ hoặc khí độc phải phù hợp với các tiêu chuẩn phòng chống cháy, phòng nổ hoặc phòng độc, và phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:
a. Trang bị chiếu sáng phải phù hợp với yêu cầu chiếu sáng trong các môi trường dễ gây ra cháy nổ và phải có đầy đủ dụng cụ chữa cháy.
b. Phải được thông gió đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh công nghiệp.
c. Thiết bị hút khí nổ, khí độc ra khỏi kho phải đảm bảo chống nổ, chống độc và không được đưa qua các khu vực làm việc, sinh hoạt hoặc nơi có nguồn lửa.
d. Trường hợp thải khí độc ra ngoài bằng thông gió có thể tạo nồng độ nguy hiểm cho vùng xung quanh thì phải được khử độc trước khi thải ra ngoài, hoặc phải có các biện pháp dễ bảo đảm nồng độ khí độc không vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.
e. Phải trang bị dụng cụ phòng chống độc cho những người phục vụ ở kho.
f. Phải có thiết bị khử độc nhanh trong trường hợp bị nổ vỡ để giảm bớt tác hại cho vùng xung quanh.
3.10. Các kho chứa khí độc, hoặc cháy nổ phải được bảo vệ nghiêm ngặt và có nội qui chặt chẽ. Các kho này phải đặt trong vùng được bảo vệ chống sét. Cấm bảo quản trong cùng một kho các chai chứa oxi và các khí cháy khác.
3.11. Trong tất cả các kho bảo quản chai chứa khí phải có bảng tóm tắt qui trình an toàn và các bản hướng dẫn cần thiết.
3.12. Khoảng cách từ kho chai chứa khí đến các kho và nhà xưởng khác không được nhỏ hơn:
- 20m đối với kho chứa ( quy đổi) đến 500 chai loại 40 lít.
- 30m đối với kho chứa ( quy đổi) trên 500 đến 1500 chai loại 40 lít.
- 40m đối với kho chứa ( quy đổi) trên 1500 chai loại 40 lít.
Trong mọi trường hợp nhà kho phải cách xa nhà ở và công trình công cộng ít nhất 100m.
3.13. Trong phạm vi 10 mét xung quanh kho bảo quản chai chứa khí, nghiêm cấm các loại vật liệu dễ cháy và cấm ngặt làm các việc có lửa như: Rèn, đúc, hàn đun bếp.

Như vậy, khi lắp đặt bình áp lực, kho bảo quản chai chứa khí cần lưu ý những nội dung nêu trên.

Việc sửa chữa bình chịu áp lực được quy định ra sao?

Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn TCVN 6155:1996, người chủ sở hữu phải định kì bảo dưỡng và sửa chữa các bình chịu áp lực, đảm bảo cho bình chịu áp lực hoạt động được an toàn.

Mọi thay đổi về kết cấu bình trong quá trình sửa chữa phải được sự thoả thuận bằng văn bản của người chế tạo. Đối với vấn đề hàn và kiểm tra chất lượng mối hàn nếu không thực hiện được đầy để theo yêu cầu của TCVN 6008:1995 thì phải được thanh tra nồi hơi khám nghiệm bình đó thỏa thuận.

- Cấm tiến hành sửa chữa hoặc sơn các bình khi đang còn áp suất.

Việc sửa chữa các chai chứa khí phải do nhà máy nạp khí tiến hành, hoặc ở những xưởng riêng nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

- Trước khi sửa chữa bên trong các bình, người sử dụng bình phải tiến hành các công việc sau đây:

+ Phải cho bình ngừng hoạt động, ngăn cách hẳn bình với nguồn áp lực hoặc với các bình khác đang hoạt động.

+ Các bình làm việc với môi trường chất độc phải tiến hành khử độc theo đến đúng quy trình kĩ thuật an toàn.

+ Điện áp của nguồn chiếu sáng không quá 12 vôn, nếu bình chứa môi chất nổ phải dùng đèn an toàn chống nổ.

Cấm dùng đèn dầu hoả và các đèn khác có chất dễ bốc cháy.

Bình chịu áp lực
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình chịu áp lực
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,842 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình chịu áp lực Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình chịu áp lực Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào