Tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 lên 2,34 triệu đồng, mức lương hưu thấp nhất sẽ là bao nhiêu? Cách tính lương hưu từ 1/7/2024 như thế nào?

Tăng lương cơ sở từ 1/7 lên 2,34 triệu đồng, mức lương hưu thấp nhất sẽ là bao nhiêu? Cách tính lương hưu từ 1/7/2024 như thế nào?

Tăng lương cơ sở từ 1/7 lên 2,34 triệu đồng, mức lương hưu thấp nhất sẽ là bao nhiêu?

>>Bảng lương chính thức nhân viên y tế trường học từ 1 7 2024

>> Cách tính mức lương đóng BHXH từ 1/7?

>> Hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024

Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 83-KL/TW năm 2024 tải về của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.

Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi. Theo đó thực hiện 7 nội dung sau:

(1) Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.

(2) Thực hiện chế độ tiền thưởng từ ngày 01/7/2024 (quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản). Quy định chế độ tiền thưởng gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của người hưởng lương, kịp thời động viên, khích lệ, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tránh trùng lặp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.

(3) Hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

(4) Quy định và hướng dẫn rõ 5 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương, gồm: (1) Từ nguồn tăng thu và nguồn dư của địa phương đã bố trí cho cải cách tiền lương các năm trước chuyển sang. (2) Từ nguồn ngân sách trung ương. (3) Tử một phần nguồn thu sự nghiệp. (4) Từ 10% tiết kiệm tăng thêm chỉ thường xuyên. (5) Từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế.

...

Như vậy, từ ngày 01/07/2024 thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.

Hiện nay, tại Điều 56 và Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định mức hưởng lương hưu thấp nhất cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia BHXH bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.

Trường hợp không có gì thay đổi, mức lương cơ sở từ ngày 1 7 2024 là 2.340.000 đồng, có thể mức lương hưu thấp nhất là 2.340.000 đồng/tháng.

Tăng lương cơ sở từ 1/7/2024  lên 2,34 triệu đồng

Mức lương hưu thấp nhất khi tăng lương cơ sở lên 2.34

Cách tính lương hưu từ 1/7/2024 như thế nào?

Hiện nay, cách tính lương hưu được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

Năm nghỉ hưu

Tỷ lệ hưởng lương hưu

Số năm đóng BHXH tương ứng

Tỷ lệ cộng thêm

Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018

45%

15 năm

Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ.

Từ ngày 01/01/2018 trở đi

45%

- Lao động nữ: 15 năm

- Lao động nam:

+ 16 năm nếu nghỉ hưu năm 2018;

+ 17 năm nếu nghỉ hưu năm 2019;

+ 18 năm nếu nghỉ hưu năm 2020;

+19 năm nếu nghỉ hưu năm 2021;

+ 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.

Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Trong đó:

- Mức tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.

- Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

- Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

(2) Mức lương bình quân đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
...

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản cụ thể quy định về cách tính lương hưu từ ngày 1/7/2024. Tuy nhiên, cách tính lương hưu nêu trên có thể sẽ không thay đổi cho đến khi có quy định mới.

Điều kiện để được hưởng lương hưu hiện nay được quy định như thế nào?

Tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, điều kiện để được hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định nêu trên.

Tăng lương cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tăng lương cơ sở có ảnh hưởng đến mức đóng kinh phí công đoàn?
Pháp luật
Bảng lương nhân viên bảo vệ, lái xe trong cơ quan Nhà nước 2024 mới nhất sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức được tiếp tục tăng lương cơ sở trên 2,34 triệu đồng trước khi CCTL xây dựng 5 bảng lương mới không?
Pháp luật
Tiếp tục tăng lương cơ sở trên 2,34 triệu đồng/tháng trước khi thực hiện 5 bảng lương mới từ 2026 đúng không?
Pháp luật
Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng thì lương công nhân có tăng lên không? Tăng lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng thì có lợi cho công nhân?
Pháp luật
Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng với cán bộ, công chức, viên chức thì có được nâng bậc lương nữa không?
Pháp luật
Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ 2024 trong các cơ quan nhà nước sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng ra sao?
Pháp luật
Mức tiền thưởng Bằng khen, Giấy khen, Kỷ niệm chương từ 01/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức tiền thưởng danh hiệu thi đua năm 2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng đối với cá nhân, tập thể là bao nhiêu?
Pháp luật
Tăng giảm trừ gia cảnh khi tăng lương cơ sở từ 01/07/2024 đúng không? Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất 2024?
Pháp luật
Tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 lên 2,34 triệu đồng, mức lương hưu thấp nhất sẽ là bao nhiêu? Cách tính lương hưu từ 1/7/2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tăng lương cơ sở
10,387 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tăng lương cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tăng lương cơ sở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào