Tăng hệ số lương từ 10 lên 12 khi cải cách tiền lương cho mức lương cao nhất công chức viên chức?
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức hiện nay tương ứng với hệ số lương bao nhiêu?
Căn cứ vào hệ số lương của từng đối tượng công chức, viên chức được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Theo đó, mức lương cao nhất của công chức hiện nay là công chức chuyên gia cao cấp xếp lương ở bậc 3 có hệ số lương là 10,0.
Đối với viên chức thì mức lương cao nhất của viên chức viên chức A3 nhóm A3.1 có hệ số lương 8.0 ở bậc 1.
Tăng hệ số lương từ 10 lên 12 sau khi cải cách tiền lương cho mức lương công chức, viên chức?
Theo Cổng TTĐT Bộ Nội vụ, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền lương từ 1/7/2024.
Điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Do đó, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Làm rõ hơn về vấn đề nới rộng từ hệ số 10 lên 12 thì theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định Bảng lương chuyên viên cao cấp có mức cao nhất là Bậc 3 có hệ số lương 10.00
Bảng lương chuyên viên cao cấp | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 |
Hệ số lương | 8,80 | 9,40 | 10,00 |
Đồng thời tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới là:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì mức lương cao nhất của công chức viên chức sau khi thực hiện sẽ được nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12 và hệ số này dùng làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương mới.
Xem thêm: Mức lương công chức viên chức cao nhất hơn 21 triệu đồng khi cải cách tiền lương? |
Tăng hệ số lương từ 10 lên 12 khi cải cách tiền lương cho mức lương cao nhất công chức viên chức? (Hình từ Internet)
Cách tính lương mới 2024 khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024?
Căn cứ theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, đối với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang thuộc khu vực công, cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Theo đó, cách tính lương mới sẽ căn cứ trên quy định về cơ cấu tiền lương tại khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Từ đó, có thể suy ra công thức tính lương mới như sau:
Tổng lương = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Tiền thưởng (nếu có). |
Trong đó, lương cơ bản được tính dựa trên mức lương từ bảng lương theo vị trí việc làm.
Cụ thể, 5 bảng lương mới 2024 theo vị trí việc làm như sau:
- Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
- Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
- Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Mỗi chức danh, chức vụ sẽ có một mức lương cơ bản cụ thể theo sự phân chia của các bảng lương nêu trên.
>> Xem thêm: Tăng lương tối thiểu vùng 2024 lên 6% từ ngày 01/7/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?