Tầm nhìn, Quan điểm trong Chiến lược dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 của Chính phủ như thế nào?
Tầm nhìn trong Chiến lược dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 của Chính phủ như thế nào?
Căn cứ theo Mục II Quyết định 142/QĐ-TTg 2024 thể hiện mục tiêu trong Chiến lược dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 của Chính phủ như sau:
Dữ liệu của Việt Nam góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.
Chính phủ đề cao dữ liệu của Việt Nam, vì dữ liệu mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; cơ bản phản ánh đầy đủ mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội trên môi trường số và là nhân tố thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo cho tiến trình chuyển đổi số thành công, đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn.
Tầm nhìn, Quan điểm trong Chiến lược dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 của Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Quan điểm trong Chiến lược dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 của Chính phủ như thế nào?
Căn cứ theo Mục I Quyết định 142/QĐ-TTg 2024 thể hiện quan điểm trong Chiến lược dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 của Chính phủ như sau:
(1) Dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân.
(2) Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong kết nối, chia sẻ dữ liệu. Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia thu thập, xây dựng, phát triển, khai thác, sử dụng và làm giàu dữ liệu
(3) Đổi mới phương thức chỉ đạo, phương thức điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, chủ động tương tác với người dân, doanh nghiệp dựa trên dữ liệu;
Chuyển đổi nhận thức của cộng đồng từ tra cứu sang chia sẻ, tích hợp, tái sử dụng dữ liệu, từ sở hữu riêng dữ liệu sang chia sẻ dữ liệu sử dụng chung, cùng hưởng các lợi ích mà dữ liệu mang lại; việc kế thừa, chia sẻ, tích hợp, tái sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả của dữ liệu là quyền, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.
(4) Yếu tố đột phá là thị trường dữ liệu; tạo lập và thúc đẩy mở thị trường dữ liệu; lấy thị trường dữ liệu làm động lực phát triển dữ liệu (thu thập, lưu trữ, làm giàu, xử lý, chia sẻ, phân tích, phân phối dữ liệu,...) và kích thích thúc đẩy chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực.
(5) Phát triển, sử dụng dữ liệu phải đi đôi với đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Khai thác, sử dụng dữ liệu phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.
(6) Đảm bảo chủ quyền số quốc gia đối với dữ liệu số của Việt Nam. Đảm bảo tối đa các lợi ích quốc gia - dân tộc, phù hợp với các thỏa thuận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với những dữ liệu xuyên biên giới. Đảm bảo chủ quyền số quốc gia đối với dữ liệu số của người Việt Nam, phát sinh tại Việt Nam.
(7) Phát triển nguồn nhân lực quốc gia, đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia lĩnh vực dữ liệu, xử lý dữ liệu số , làm chủ công nghệ xử lý và khai thác dữ liệu là các yếu tố quyết định để triển khai thành công Chiến lược. Ưu tiên phát triển đội ngũ các nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực dữ liệu, xử lý dữ liệu số, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dữ liệu và tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển bền vững và toàn diện của quốc gia trong kỷ nguyên số.
Như vây, Quan điểm của Chính phủ xem dữ liệu là đối tượng tiềm năng, yếu tố then chốt để thay đổi cơ cấu đất nước hiện đại, tiên tiến.
Mục tiêu phát triển hạ tầng Chiến lược dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 của Chính phủ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Quyết định 142/QĐ-TTg 2024 quy định cụ thể mục Mục tiêu phát triển hạ tầng Chiến lược dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 của Chính phủ như sau:
(1) 100% các Trung tâm dữ liệu quốc gia, Trung tâm dữ liệu vùng, khu vực, Trung tâm dữ liệu quốc gia và tính toán hiệu năng cao trên cả nước được bảo đảm kết nối thành công, tạo thành một mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán, xử lý dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của đất nước.
(2) Các Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ và các Nền tảng ứng dụng trên thiết bị di động Make in Viet Nam đảm bảo sẵn sàng đáp ứng 100% nhu cầu lưu trữ, thu thập, kết nối, chia sẻ dữ liệu của Việt Nam, nhu cầu đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo mật thông tin theo cấp độ quy định của Luật An toàn thông tin mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?