Tải về mẫu đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất 2024 ở đâu?
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất 2024 ở đâu?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mới nhất hiện nay sẽ áp dụng theo mẫu B.I.15 ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT, cụ thể:
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Theo đó, Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mới nhất sẽ bắt đầu áp dụng từ 15/02/2024.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất 2024 ở đâu? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được cấp lại?
Tại Điều 81 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:
Thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Thủ tục cấp lại, hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 41 của Nghị định này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trong Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư có nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có nội dung được ghi đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư có giá trị pháp lý. Cơ quan đăng ký đầu tư hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư.
3. Trường hợp thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chưa chính xác so với thông tin đăng ký tại hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư.
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được cấp trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng. Theo đó, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là bao nhiêu năm?
Căn cứ tại Điều 44 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
4. Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được quy định như sau:
- Đối với thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế: Không quá 70 năm.
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế: Không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
*Lưu ý: Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?