Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ khi nào?
- Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ tại Sở giao dịch chứng khoán bị đình chỉ giao dịch khi nào?
- Nghĩa vụ của thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được quy định như thế nào?
- Tổng thời gian đình chỉ tối đa đối với thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ tại Sở giao dịch chứng khoán là bao lâu?
Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ tại Sở giao dịch chứng khoán bị đình chỉ giao dịch khi nào?
Căn cứ Điều 33 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ
Sở GDCK Việt Nam đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch công cụ nợ, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ theo quy định tại Điều 32 Quy chế này.
Theo đó, Sở GDCK Việt Nam đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trong các trường hợp sau:
- Thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 105 Nghị định 155/2020/NĐ-CP:
+ Bị đình chỉ hoạt động môi giới hoặc tự doanh chứng khoán; bị đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
+ Không khắc phục được tình trạng bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật;
+ Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 97, Điều 99 Nghị định 155/2020/NĐ-CP và không khắc phục được các điều kiện này sau thời hạn do Sở giao dịch chứng khoán yêu cầu;
+ Tạm ngừng hoạt động môi giới chứng khoán hoặc tự doanh chứng khoán và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ mà không có Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung (đối với thành viên giao dịch là thành viên bù trừ);
+ Không có Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung hoặc Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung không còn hiệu lực (đối với thành viên giao dịch không bù trừ);
+ Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
+ Không thanh toán tiền dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính trong vòng 30 ngày sau khi bị Sở GDCK Việt Nam khiển trách.
+ Thành viên bị xử lý vi phạm với hình thức khiển trách hoặc tạm ngừng kết nối giao dịch từ xa, kết nối giao dịch trực tuyến nhưng không khắc phục được tình trạng vi phạm theo thời hạn Sở GDCK Việt Nam yêu cầu hoặc thành viên tiếp tục vi phạm.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ khi nào?
Nghĩa vụ của thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định nghĩa vụ của thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch như sau:
- Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Chứng khoán 2019.
- Duy trì yêu cầu để đăng ký thành viên theo quy định tại Quy chế này.
- Phối hợp với Sở GDCK Việt Nam và công ty con trong công tác giám sát giao dịch, gửi báo cáo giám sát hàng tháng và thực hiện giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho Sở GDCK Việt Nam và công ty con.
- Tuân thủ Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội do Sở GDCK Việt Nam ban hành.
- Thanh toán tiền dịch vụ cho Sở GDCK Việt Nam và công ty con theo quy định của Bộ Tài chính.
- Thực hiện báo cáo, công bố thông tin và cập nhật thay đổi thông tin về hồ sơ thành viên, người nội bộ trên Hệ thống công bố thông tin điện tử của Sở GDCK Việt Nam.
- Báo cáo bằng văn bản và bổ sung các tài liệu liên quan đến quy trình nghiệp vụ và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch chứng khoán theo mẫu quy định tại Phụ lục 03/QLTV ban hành kèm theo Quy chế này khi có thay đổi.
- Kiểm soát chặt chẽ tình hình đặt lệnh của nhà đầu tư, thành viên đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
- Thành viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bản quyền và sở hữu trí tuệ khi sử dụng thông tin, dữ liệu giao dịch thuộc bản quyền của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội; Thành viên không được cung cấp, trao đổi, cho, tặng hoặc bán các thông tin, dữ liệu giao dịch của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội cho bên thứ ba nếu không được chấp thuận trước bằng văn bản của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội.
- Tham gia các chương trình, kế hoạch thử nghiệm do Sở GDCK Việt Nam và công ty con tổ chức khi có thay đổi, chỉnh sửa, nâng cấp hệ thống giao dịch và chạy thử các sản phẩm mới.
- Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm phục vụ hoạt động giao dịch và đường truyền dữ liệu đáp ứng Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội khi có thay đổi, chỉnh sửa, nâng cấp hệ thống giao dịch.
- Chịu trách nhiệm về tính ổn định, chính xác và an toàn của hệ thống công nghệ thông tin của thành viên phục vụ cho giao dịch. Nghiêm cấm thành viên thực hiện hành vi làm tổn hại đến hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội.
- Trường hợp hệ thống giao dịch của thành viên gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành bình thường của hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội thì Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội sẽ ngắt kết nối giao dịch và thông báo cho thành viên ngay sau đó. Thành viên có nghĩa vụ phối hợp với Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Chịu sự giám sát, kiểm tra của Sở GDCK Việt Nam và công ty con trong việc tuân thủ các quy chế, quy trình do Sở GDCK Việt Nam và công ty con ban hành.
- Tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ về hoạt động giao dịch của thành viên do Sở GDCK Việt Nam và công ty con ban hành.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổng thời gian đình chỉ tối đa đối với thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ tại Sở giao dịch chứng khoán là bao lâu?
Căn cứ Điều 35 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Thời gian, phạm vi đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên
1. Trường hợp Sở GDCK Việt Nam đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên theo quy định tại điểm a, d, đ khoản 1 Điều 105 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, điểm a, b khoản 1 Điều 19 và điểm a, b khoản 1 Điều 21 Thông tư số 58/2021/TT-BTC: thời gian và phạm vi đình chỉ thực hiện theo văn bản của UBCKNN, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
2. Ngoại trừ trường hợp tại khoản 1 Điều này, phạm vi, thời gian đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên như sau:
a) Thời hạn đình chỉ được quy định cụ thể tại quyết định đình chỉ của Sở GDCK Việt Nam. Tổng thời gian đình chỉ tối đa là 90 ngày;
...
Theo đó, thời gian và phạm vi đình chỉ thực hiện theo văn bản của UBCKNN, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Hoặc theo quy định trong một số trường hợp tại khoản 2 nêu trên thì tổng thời gian đình chỉ tối đa là 90 ngày;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?