Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thú y như thế nào?

Hành vi nào liên quan đến sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thú y? Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thú y như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Q.G đến Quảng Trị.

Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là gì?

Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:

Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là việc làm sạch, pha lóc, phân loại, đông lạnh, ướp muối, hun khói, làm khô, bao gói hoặc áp dụng phương pháp chế biến khác để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.

Theo đó, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là việc làm sạch, pha lóc, phân loại, đông lạnh, ướp muối, hun khói, làm khô, bao gói hoặc áp dụng phương pháp chế biến khác để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.

sơ chế, chế biến động vật

Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là gì? (Hình từ Internet)

Hành vi nào liên quan đến sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thú y?

Hành vi liên quan đến sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thú y được quy định tại khoản 18 Điều 13 Luật Thú y 2015 như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm
...
14. Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
15. Nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
16. Giết mổ, thu hoạch động vật, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y theo hướng dẫn sử dụng.
17. Giết mổ, chữa bệnh động vật mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh.
18. Giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
19. Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y hoặc chứa các vi sinh vật, chất tồn dư quá giới hạn cho phép.
20. Ngâm, tẩm hóa chất, đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật, sản phẩm động vật làm mất vệ sinh thú y.
...

Theo đó, hành vi liên quan đến sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thú y là sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thú y như thế nào?

Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thú y được quy định tại Điều 66 Luật Thú y 2015 như sau:

Yêu cầu vệ sinh thú y đối với sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật
1. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện trong quá trình sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
2. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này và pháp luật về an toàn thực phẩm.

Theo đó, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thú y như sau:

- Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện trong quá trình sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.

- Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 Luật Thú y 2015 và pháp luật về an toàn thực phẩm, cụ thể:

Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật
...
3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
đ) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
g) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
4. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ:
a) Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại;
b) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Vệ sinh thú y Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Vệ sinh thú y
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vệ sinh thú y trong chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi tập trung phải đáp ứng yêu cầu gì?
Pháp luật
Hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y bao gồm những gì? Đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y gồm những đối tượng nào?
Pháp luật
Kiểm tra vệ sinh thú y là gì? Việc kiểm tra vệ sinh thú y sẽ gồm những nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Vệ sinh thú y là gì? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y do ai ban hành?
Pháp luật
Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh thú y như thế nào?
Pháp luật
Xây dựng Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong căn cứ vào đâu? Chương trình giám sát có những nội dung gì?
Pháp luật
Vi phạm điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật bị xử lý thế nào theo quy định mới nhất 2022?
Pháp luật
Vận chuyển động vật bằng phương tiện không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Văn bản thông báo kết quả phân tích mẫu mật ong giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm không bảo đảm có những nội dung gì?
Pháp luật
Phân tích mẫu giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vệ sinh thú y
2,188 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vệ sinh thú y

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vệ sinh thú y

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào