Sắp có hướng dẫn cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn?
- Giải quyết về thỏa thuận nuôi con khi vợ chồng ly hôn theo Dự thảo mới?
- Quy định về việc thỏa thuận người trực tiếp nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn hiện nay?
- Dự kiến tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí nào?
- Phương thức cấp dưỡng nuôi con và hiệu lực của việc cấp dưỡng được quy định như thế nào theo Dự thảo mới?
Giải quyết về thỏa thuận nuôi con khi vợ chồng ly hôn theo Dự thảo mới?
Căn cứ Điều 5 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định về thỏa thuận nuôi con như sau:
- Khi giải quyết vụ án ly hôn nếu vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con chung thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Tòa án cân nhắc ý kiến của con và đưa ra quyết định, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để giao con cho người kia có điều kiện nuôi con tốt hơn trực tiếp nuôi dưỡng. Việc không lấy được ý kiến của các con không phải là căn cứ để đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp lợi ích của trẻ em xung đột với lợi ích của bố mẹ thì ưu tiên bảo đảm lợi ích của con.
- Khi xem xét quyền lợi mọi mặt của con thì Tòa án dựa vào đánh giá tổng hợp dựa theo các tiêu chí sau: Ý kiến của con; Quyền của trẻ được sống chung với người trực tiếp nuôi hoặc được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi; mối quan hệ của trẻ với từng người cha hoặc mẹ; khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bao gồm cả khả năng bảo vệ trẻ khỏi bị xâm hại, sao nhãng, bóc lột; mối quan tâm, chia sẻ của con; sự ổn định, liên tục và giảm thiểu sự xáo trộn với môi trường sống và giáo dục của trẻ; mong muốn của anh, chị, em (nếu có) được ở cùng nhau; ưu tiên giao tất cả các con cho một bên cha, mẹ trực tiếp nuôi dưỡng để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của trẻ em.
- Việc lấy ý kiến của trẻ chưa thành niên cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo sự thân thiện và cách thức lấy ý kiến phù hợp để trẻ em có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình; phải lấy ý kiến trẻ em tại Phòng họp riêng mà không có sự tham gia của cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ em.
Trường hợp cần thiết thì có thể mời cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia để trẻ em thêm tự tin khi bày tỏ ý kiến.
+ Không ép buộc trẻ em bày tỏ ý kiến; đồng thời không gây áp lực, căng thẳng cho trẻ em khi bày tỏ ý kiến;
+ Cân nhắc ý kiến của trẻ em một cách phù hợp theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
- Để hỗ trợ xây dựng đánh giá tổng quan theo khoản 2, Toà án cần, theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 72 Luật Trẻ em năm 2016, yêu cầu cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tìm hiểu và cung cấp thông tin về tình trạng cá nhân và gia đình của đứa trẻ để đưa ra quyết định phù hợp.
Đề xuất hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con và cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng ly hôn (Dự kiến)?
Quy định về việc thỏa thuận người trực tiếp nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn hiện nay?
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Dự kiến tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí nào?
Căn cứ Điều 6 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định về cấp dưỡng nuôi con như sau:
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng ít nhất bằng 2/3 mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề.
Phương thức cấp dưỡng nuôi con và hiệu lực của việc cấp dưỡng được quy định như thế nào theo Dự thảo mới?
Căn cứ Điều 7, Điều 8 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định phương thức cấp dưỡng nuôi con như sau:
- Phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng hàng tháng hoặc phương thức khác phù hợp với nhu cầu, lợi ích của con và điều kiện của người cấp dưỡng.
- Thời điểm cấp dưỡng nuôi con thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm cấp dưỡng tính từ ngày Tòa án ra bản án, quyết định.
Như vậy, Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình đã đề xuất rất chi tiết về việc hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con và cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng ly hôn, trong đó nổi bật là quy định về việc lấy ý kiến của trẻ chưa thành niên khi bố mẹ ly hôn, đây là một điểm mới so với Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?