Quyết định 1645 QĐ BGDĐT 2025 ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, Danh mục dữ liệu mở của BGDĐT ra sao?
Quyết định 1645 QĐ BGDĐT 2025 ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, Danh mục dữ liệu mở của BGDĐT ra sao?
Ngày 20 tháng 6 năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 1645/QĐ-BGDĐT năm 2025 ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, Danh mục dữ liệu mở của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 1645/QĐ-BGDĐT năm 2025.
Tải về Quyết định 1645 QĐ BGDĐT 2025 Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trên đây là thông tin về Quyết định 1645 QĐ BGDĐT 2025 ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, Danh mục dữ liệu mở của BGDĐT ra sao?
Quyết định 1645 QĐ BGDĐT 2025 ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, Danh mục dữ liệu mở của BGDĐT ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục ra sao?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 142/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/07/2025) quy định Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục như sau:
- Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013, phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp của Luật Tổ chức Chính phủ 2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.
- Bảo đảm phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân định; không trung lập, chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương.
- Bảo đảm phân định rõ thẩm quyền giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; phân định rõ thẩm quyền chung của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của cơ quan, xã hội, người dân và doanh nghiệp; bảo đảm quyền con người, quyền công dân; tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Bảo đảm không ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phân định thẩm quyền do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo?
Căn cứ tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 37/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo vè quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo như sau:
- Ban hành điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và các cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Trình Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, đăng ký hoặc cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đặt tên, đổi tên cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chuyển trường đại học thành đại học và thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học; liên kết các trường đại học thành đại học; chuyển cơ sở giáo dục đại học tư thục thành cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; chuyển cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
- Quyết định thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học; Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ 2013, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật; Quyết định thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học;
- Quyết định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đối tên, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Quyết định thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục theo thẩm quyền;
- Thực hiện vai trò cơ quan quản lý các đại học quốc gia; trình Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên;
- Quy định tiêu chí cụ thể phân loại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.