Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS là gì? Các bước thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS như thế nào?
GIS là gì?
Theo Công văn 1247/BXD-PTĐT ngày 14/4/2022, có thể hiểu GIS - Geographic Information System: là Hệ thống thông tin địa lý bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, các dữ liệu địa lý và con người.
Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS là gì?
Theo nội dung tại Công văn 1247/BXD-PTĐT ngày 14/4/2022 như sau:
Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) là khái niệm để chỉ một tập hợp có tổ chức, bao gồm: hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, các dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích, và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý. Khái niệm về GIS đã bắt đầu được nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ XX, hiện đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ quân sự, khoa học, thương mại, môi trường, quản lý đô thị, quản lý quy hoạch....
Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS là hệ thống được thiết kế, xây dựng để quản lý các cơ sở dữ liệu đô thị theo dạng các lớp bản đồ (quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, các công trình hạ tầng, dịch vụ xã hội...) được tích hợp trên nền dữ liệu địa lý quốc gia trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia. Hệ thống sẽ cho phép hiển thị các lớp thông tin đã được sàng lọc, phân tích, tổng hợp, tính toán theo yêu cầu truy cập thông tin của người sử dụng hệ thống.
Các bước thực hiện trong quy trình chung về tổ chức thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị Liên thông trên nền GIS?
Yêu cầu chung của việc thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS?
- Nguyên tắc chung
+ Tuân thủ quy định pháp luật về đo đạc, bản đồ, cơ sở dữ liệu liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, pháp luật về quy hoạch, xây dựng đô thị.
+ Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phải phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền ban hành.
+ Tiến hành thực hiện thí điểm, đánh giá chi tiết kết quả đạt được trong giai đoạn thí điểm trước khi triển khai nhân rộng để tránh lãng phí thời gian, nguồn lực thực hiện.
+ Áp dụng các giải pháp phần cứng, phần mềm của Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phải đảm bảo tính cập nhật, đồng bộ và trung lập về công nghệ.
+ Các thông tin dữ liệu cần đảm bảo tính chính xác, được chia sẻ, liên thông, thống nhất, được xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền và thường xuyên được cập nhật trong quá trình khai thác vận hành.
+ Đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống trong quá trình khai thác sử dụng.
- Nguyên tắc lựa chọn giải pháp công nghệ
Việc lựa chọn hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đô thị cần đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Có khả năng quản lý khối lượng nhiều dữ liệu vừa và lớn, dung lượng dữ liệu tăng dần theo thời gian;
+ Có khả năng chia sẻ và phân phối dữ liệu trên mạng (LAN, INTRANET, Internet), đảm bảo việc sử dụng hữu hiệu và chia sẻ phục vụ nhiều người dùng khác nhau trên mạng;
+ Đáp ứng được các yêu cầu về tính nhất quán của dữ liệu, truy xuất dữ liệu nhanh, khả năng bảo mật cao;
+ Có công cụ để phát triển thích ứng với yêu cầu sử dụng và có khả năng phát triển thành các nền tảng ứng dụng trên điện thoại di động, có khả năng liên kết, liên thông với các ứng dụng sẵn có;
+ Có khả năng hỗ trợ lưu trữ dữ liệu không gian cũng như cho phép thực hiện các truy vấn không gian;
+ Có khả năng đáp ứng được số lượng lớn các truy xuất đồng thời, có chế độ tự động lưu trữ dự phòng và dễ bảo hành, phát triển mở rộng;
+ Phổ biến trên thị trường Việt Nam.
Giải pháp công nghệ cho việc xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đô thị liên thông ứng dụng nền tảng GIS cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Giải pháp công nghệ phải đáp ứng được các yêu cầu cấp bách đồng thời dễ dàng mở rộng và phát triển trong thời gian dài;
+ Giải pháp công nghệ phải có tính kinh tế khi đầu tư và vận hành cho chủ đầu tư, bao gồm cả chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí đầu tư bản quyền phần mềm thương mại, chi phí đầu tư phát triển phần mềm, chi phí quản lý - vận hành - nâng cấp - cập nhật dữ liệu, chi phí đào tạo nhân lực, chi phí duy trì đội ngũ cán bộ chuyên môn;
- Giải pháp công nghệ phải phù hợp với trình độ sử dụng chung tại đơn vị triển khai, dễ dàng sử dụng, dễ dàng đào tạo chuyển giao công nghệ. Công nghệ cũng cần cho phép triển khai theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực của chủ đầu tư;
- Giải pháp công nghệ không lệ thuộc vào một nguồn cung cấp duy nhất, chủ đầu tư có thể có nhiều sự lựa chọn trong việc nâng cấp, phát triển bổ sung sau khi hệ thống được bàn giao;
- Giải pháp công nghệ cần tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tương thích với tiêu chuẩn quốc tế nếu chưa được quy định tại Việt Nam.
Các bước thực hiện quy trình chung trong tổ chức thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS?
Căn cứ theo nội dung tại Công văn 1247/BXD-PTĐT ngày 14/4/2022 thì quy trình của giai đoạn thí điểm và giai đoạn triển khai mở rộng có thể khái quát gồm 6 bước:
- Bước 1: Nghiên cứu, xây dựng và ban hành đề án, kế hoạch, chương trình thực hiện xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS cấp tỉnh trong đó cần xác định các lĩnh vực ưu tiên thực hiện thông minh hóa, lựa chọn khu vực thí điểm trước khi mở rộng triển khai, phương pháp thực hiện, giải pháp kỹ thuật, tổ chức thực hiện và dự kiến nguồn kinh phí thực hiện.
- Bước 2: Thu thập, tổng hợp và phân loại dữ liệu; Xử lý, chuẩn hóa dữ liệu và thiết lập dự liệu nền tảng; Rà soát, đánh giá quy trình báo cáo, quản lý dữ liệu và phân công, phân cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Thiết lập trung tâm quản lý cơ sở dữ liệu và thiết kế phần mềm quản lý, khai thác sử dụng dữ liệu.
- Bước 4: Nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế, quy định về: tổ chức bố trí nhân sự thực hiện các cấp; công tác phối hợp triển khai liên ngành trong việc cung cấp, chia sẻ và duy trì dữ liệu; trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai thực hiện; hướng dẫn khai thác, sử dụng dữ liệu theo phân cấp, phân quyền.
- Bước 5: Tổ chức đào tạo, tập huấn theo các nhóm thực hiện gồm: trực tiếp quản lý, vận hành.
- Bước 6: Công bố, công khai rộng rãi về cổng thông tin Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, theo Công văn 1247/BXD-PTĐT ngày 14/4/2022 về Hướng dẫn tổ chức thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh có thể thấy được 06 bước tổ chức thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?