Quyền hưởng dụng sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp nào? Hiệu lực và thời hạn của quyền hưởng dụng được quy định như thế nào?
Quyền hưởng dụng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm quyền hưởng dụng cụ thể như sau:
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.
Theo đó, quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.
Điều 258 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Hiệu lực và thời hạn của quyền hưởng dụng được quy định như thế nào?
Đối với quy định về hiệu lực của quyền hưởng dụng được quy định tại Điều 259 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:
+ Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
+ Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Thời hạn của quyền hưởng dụng quy định tại Điều 260 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
+ Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.
+ Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định.
Quyền hưởng dụng sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp nào? Hiệu lực và thời hạn của quyền hưởng dụng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào chấm dứt quyền hưởng dụng?
Về các trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng thì tại Điều 265 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
- Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.
- Theo thỏa thuận của các bên.
- Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.
- Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.
- Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.
- Theo quyết định của Tòa án.
- Căn cứ khác theo quy định của luật.
Như vậy, đối với người có quyền hưởng dụng sẽ được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản và quyền hưởng dụng có thể bị chấm dứt nếu thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng được quy định như thế nào?
Quyền của người hưởng dụng
Quyền của người hưởng dụng được quy định tại Điều 261 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:
+ Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
+ Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.
+ Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.
Nghĩa vụ của người hưởng dụng
Nghĩa vụ của người hưởng dụng được quy định tại Điều 262 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
+ Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.
+ Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản.
+ Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.
+ Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản.
+ Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản trong quyền hưởng dụng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 263 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản như sau:
- Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.
- Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
- Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.
- Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định khen thưởng theo Nghị định 73? Tải về file word Mẫu Quyết định khen thưởng theo Nghị định 73?
- Mẫu đơn sửa đổi bổ sung nội dung đơn khởi kiện mới nhất? Tải về mẫu đơn sửa đổi bổ sung nội dung đơn khởi kiện?
- Tải về mẫu hợp đồng tư vấn khảo sát hiện trạng công trình mới nhất, chuẩn pháp lý? Báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng công trình phải có nội dung gì?
- Tải về mẫu hợp đồng tư vấn khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn trong xây dựng?
- Đoàn kiểm tra kế toán phải lưu ý điều gì khi thực hiện kiểm tra kế toán? Quy định về nội dung kiểm tra kế toán?