Quy trình tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
Viện trưởng VKSND tối cao vừa ký ban hành Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Xem chi tiết toàn văn Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 TẢI VỀ
Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 thay thế Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2016. Quy chế mới gồm 7 chương và 25 điều; trong đó đã sửa đổi và bổ sung nhiều điểm mới so với quy định tại Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2016
Quy trình tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
Căn cứ Chương III Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn gồm:
- Bước 1: Tiếp nhận và xử lý đơn (Điều 8)
- Bước 2: Phân loại và xử lý đơn (Điều 9)
- Bước 3: Quản lý đơn (Điều 10)
Quy trình tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào? (Hình internet)
Thực hiện tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp gồm những bước nào?
Tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đơn như sau:
- Một là, đơn gửi đến Viện kiểm sát từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Viện) đều phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để xử lý và quản lý; không tiếp nhận đơn ngoài nơi quy định.
+ Đối với đơn gửi đích danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, được tiếp nhận, xử lý theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quy định về tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (ban hành kèm theo Quyết định 233/QĐ-VKSTC năm 2022)
+ Đơn liên quan đến kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự thì Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến Đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự để xử lý, quản lý, giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết theo thẩm quyền.
+ Đơn liên quan đến việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thì Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến Đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự để xử lý, quản lý, giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết theo thẩm quyền.
- Hai là, đơn được gửi đến Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan điều tra trực tiếp tiếp nhận và xử lý như sau:
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Cơ quan điều tra xử lý hoặc thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các Đơn vị nghiệp vụ khác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển đơn đến Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để phân loại, xử lý theo quy định tại khoản 1 điều này;
+ Đối với đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì trực tiếp phân loại, xử lý theo quy định pháp luật.
+ Định kỳ thông báo đến Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp về tình hình tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của đơn vị mình để tổng hợp, báo cáo chung.
Giai đoạn phân loại và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào?
Tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về phân loại và xử lý đơn như sau:
* Đơn được phân loại như sau:
- Phân loại theo thẩm quyền gồm: Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết; đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết; đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết.
- Phân loại theo điều kiện thụ lý gồm: Đơn đủ điều kiện thụ lý, đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.
- Phân loại theo nội dung gồm: Đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu.
*Xử lý đơn khiếu nại: Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật và của Ngành;
*Xử lý đơn tố cáo: Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình thì thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật và của Ngành;
*Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan
- Đối với đơn có nhiều nội dung, trong đó vừa có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, vừa có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì thụ lý đơn để giải quyết nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình
*Xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu
- Đối với đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật,
*Xử lý đơn chưa đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện thụ lý
- Đối với đơn chưa đủ điều kiện để thụ lý, thì phải có văn bản hướng dẫn người gửi đơn bổ sung các nội dung, tài liệu cần thiết theo quy định.
*Xếp lưu đơn
*Lưu ý: Thời hạn lưu trữ các loại đơn nêu tại khoản 7 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 là 01 năm, việc tiêu hủy đơn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?