Quy trình mua sắm trực tiếp theo quy định mới nhất tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP thực hiên như thế nào?
Quy trình mua sắm trực tiếp theo quy định mới nhất tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP thực hiên như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 80 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì chủ đầu tư chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các hàng hóa thuộc gói thầu dự kiến áp dụng mua sắm trực tiếp trong thời gian thực hiện dự án hoặc trong một năm ngân sách, năm tài chính của dự toán mua sắm; đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu dự kiến áp dụng mua sắm trực tiếp có thời gian thực hiện dài hơn một năm thì chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các hàng hóa thuộc gói thầu đó trong tất cả các năm của dự toán mua sắm.
Quy trình mua sắm trực tiếp
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
- Lập hồ sơ yêu cầu
Hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm; yêu cầu về tiến độ cung cấp và cam kết cung cấp hàng hóa bảo đảm quy cách kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước đó; yêu cầu về đơn giá của hàng hóa và các nội dung cần thiết khác.
Trường hợp áp dụng mua sắm trực tiếp với nhà thầu khác theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Đấu thầu 2023, hồ sơ yêu cầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật theo quy định tại Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu
Hồ sơ yêu cầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 Nghị định 24/2024/NĐ-CP trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
Bước 2
Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được lựa chọn trước đó. Trường hợp nhà thầu này không có khả năng tiếp tục thực hiện hoặc không đồng ý thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì chủ đầu tư lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: nhà thầu có tên trong danh sách xếp hạng của gói thầu trước đó, nhà thầu khác nếu đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Đấu thầu 2023.
Bước 3
Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.
Bước 4: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu
- Đánh giá hồ sơ đề xuất, gồm: kiểm tra các nội dung về kỹ thuật và đơn giá; cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu; trường hợp áp dụng mua sắm trực tiếp với nhà thầu khác nhà thầu trúng thầu trước đó thì bên mời thầu phải đánh giá về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu đó theo quy định tại Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP; đánh giá tiến độ thực hiện, biện pháp cung cấp hàng hóa, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu; các nội dung khác (nếu có);
- Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu.
Trường hợp tại thời điểm áp dụng mua sắm trực tiếp có sự thay đổi quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì đơn giá hàng hóa (bao gồm thuế giá trị gia tăng) của gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt giá trị trước thuế của hàng hóa trong hợp đồng đã ký cộng với thuế giá trị gia tăng tại thời điểm áp dụng mua sắm trực tiếp;
- Nhà thầu được đề nghị trúng thầu khi đáp ứng quy định tại Điều 61 Luật Đấu thầu 2023 và có cùng hãng sản xuất, xuất xứ, ký mã hiệu, nhãn hiệu với hàng hóa trúng thầu trước đó. Trường hợp hàng hóa có phiên bản sản xuất, năm sản xuất mới so với hàng hóa ghi trong hợp đồng thì xử lý tình huống theo quy định tại khoản 27 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp
- Kết quả lựa chọn nhà thầu được thẩm định theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 130 Nghị định 24/2024/NĐ-CP trước khi phê duyệt;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được công khai theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Bước 6: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng và quản lý thực hiện hợp đồng
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Quy trình mua sắm trực tiếp theo quy định mới nhất tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP thực hiên như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện thực hiện mua sắm trực tiếp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Đấu thầu 2023 mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
- Chủ đầu tư chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, không bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có);
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm hoàn thiện hợp đồng;
- Thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Mua sắm trực tiếp có phải hình thức lựa chọn nhà thầu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 có nội dung:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mua sắm trực tiếp là hình thức lựa chọn nhà thầu.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định liên quan đến Mua sắm trực tiếp Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?